Quan chức được Vũ “nhôm” cấp nhà: Khi cán bộ “thân tại cơ quan, tâm lo doanh nghiệp”

© Ảnh : Báo Lao ĐộngNhà 51 Nguyễn Thái Học của Vũ “nhôm” “cấp” cho gia đình ông Hồ Ánh toàn quyền sử dụng, liền kề với các căn nhà của cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh.
Nhà 51 Nguyễn Thái Học của Vũ “nhôm” “cấp” cho gia đình ông Hồ Ánh toàn quyền sử dụng, liền kề với các căn nhà của cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Hồ Ánh, phó phòng Tổng hợp Văn Phòng Thành ủy Đà Nẵng, thư ký của ông cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh, cũng sử dụng nhà của ông Vũ “nhôm”, là thông tin “sốc” được dư luận đặc biệt quan tâm.

Theo điều tra của báo Lao Động, ông Hồ Ánh đã sử dụng ngôi nhà 51 Nguyễn Thái Học, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, của ông Vũ "nhôm" từ năm 2013. 

Nguyễn Xuân Anh - Sputnik Việt Nam
"Bàn tay nào" đẩy Bí Thư Đà Nẵng đến nông nỗi này?

Trước đó, một trong những sai phạm nghiêm trọng của ông Nguyễn Xuân Anh, cựu bí thư Thành ủy Đà Nẵng, được Ủy ban kiểm tra Trung ương chỉ rõ là: "Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe hơi do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng hai căn nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội". Hai căn nhà mà ông Xuân Anh sử dụng chính là của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm".

Thẳng thắn mà nói, việc quan chức sử dụng nhà của doanh nghiệp (DN) là một hình thức nhận quà biếu bất minh. DN không bao giờ cho không một tài sản lớn mà không thu lại cái gì. Đây là một hình thức "đầu tư" thu siêu lợi nhuận.

Đổi lại, DN sẽ được những ưu ái trong đấu thầu, chỉ định thầu, thanh kiểm tra, cho vay vốn…dẫn đến những thiệt thòi, bức xúc cho những DN khác hoặc người dân; ngân sách cũng bị tìm cách rút ruột để chung chi.

Mối liên hệ giữa đại gia Vũ 'nhôm' và ông Nguyễn Xuân Anh - Sputnik Việt Nam
Có hay không việc thư ký ông Xuân Anh được Vũ Nhôm tặng nhà?
Nguồn gốc tài sản làm "quà" đó, suy cho cùng cũng là từ ngân sách, của nhân dân. Rốt cuộc, chỉ nhà nước, người dân là bị thiệt hại. Tính công minh, công bằng trong thực thi pháp luật, công vụ bị bóp méo.

Một khi cán bộ đã nhận "quà" của DN, thì phải tìm cách "báo đáp", bằng những toan tính, quyết sách theo hướng có lợi nhất cho DN sân sau, bất chấp nhiều hệ lụy nặng nề cho tập thể, cộng đồng.

Hệ quả, chúng ta có một bộ phận cán bộ, quan chức ăn lương của nhà nước, nhưng lại lo toan cho DN "thân thiết". Việc làm này không chỉ gây thiệt hại ngân sách, mà còn giết chết động lực của DN chân chính, làm rối loạn môi trường kinh doanh, giảm sút niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền.

Tại một số địa phương khác, vẫn có tình trạng DN tặng xe cho cơ quan nhà nước. Tuy chưa phát hiện thêm trường hợp cán bộ ở nhà của DN "cấp", nhưng không thể nói là không có tình trạng DN sân sau của quan chức.

Vừa qua, tại Nghệ An, một dự án cấp bách chống hạn với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng, mới thực hiện được vài tháng đã phát hiện sai phạm hơn 9 tỷ đồng, đến mức phải hủy thầu, hủy hợp đồng tư vấn giám sát. Đằng sau dự án này không thể không có mối quan hệ "liên minh" giữa DN và quan chức.

Làm gì, để khắc chế, giải quyết tình trạng cán bộ "thân tại công sở, tâm tại DN" đang là một câu hỏi khó.

Nguồn: Lao Động    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала