Thủy ngân cùng với các chất hữu cơ từ đất được tích tụ trong lớp băng vĩnh cửu sau hàng nghìn năm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu 13 mẫu đất đá được lấy từ Alaska trong những năm 2004 đến năm 2012, và so sánh với 11 nghìn mẫu đất khác nhau trên toàn thế giới.
Các phân tích cho thấy trong lớp băng vĩnh cửu có lượng thủy ngân 10 lần nhiều hơn mức nhận được trong ba mươi năm qua do các hoạt động của con người.
Các nhà khoa học tin rằng việc băng tuyết tan chảy do sự ấm lên toàn cầu, có thể dẫn đến thảm họa. Thủy ngân khi được giải phóng khỏi băng đá sẽ chuyển hóa thành methylmercury — một hợp chất độc hại có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Chất này cần đến khoảng 14 nghìn năm mới phân hủy hết.