Vợ con Trịnh Xuân Thanh nên về nước
Đã 2 lần trong 2 phiên tòa xét xử, ngày 3/2 và ngày 17/1, khi được nói lời sau cùng ông Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC) đều bày tỏ mong muốn được gần vợ con sau khi kết thúc vụ án để có điều kiện chăm sóc con, "nếu có chết thì chết trong vòng tay" gia đình.
Trước hai lần đề nghị được về gần vợ con của ông Trịnh Xuân Thanh, trao đổi với Đất Việt, ngày 5/2, Luật sư Phạm Công Út — Đoàn Luật sư TPHCM cho biết: "Không thể xử án ở Việt Nam theo Luật pháp Việt Nam rồi thi hành án ở nước khác, trừ trường hợp 2 quốc gia cùng xử một tội phạm.
Trước đây cũng chưa từng có tiền lệ một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được tuyên mức án chung thân xin được ra nước ngoài để gần gũi chăm sóc, chết trong vòng tay vợ con, cho nên, theo tôi những lời đề nghị này không thể nào được coi là nghiêm túc.
Tuy nhiên, trong vụ án Trịnh Xuân Thanh ông được nói ra nguyện vọng của mình, về mặt Luật pháp Tòa sẽ không chấp nhận, vì bản thân ông Thanh phải chịu 2 bản án chung thân cho 2 vụ án khác nhau.
Ở đây có những trường hợp: thứ nhất, họ đã nhập quốc tịch Đức và từ chối quốc tịch Việt Nam, đối với một số quốc gia, người Việt muốn nhập quốc tịch cũng phải trải qua một quy trình khá khắc nghiệt.
Ví dụ thời gian, văn hóa, ngôn ngữ, rồi có những quốc gia yêu cầu tuyên thệ trung thành với quốc gia xin nhập tịch, không biết ở Đức thì thế nào, nhưng hầu như các quốc gia đều có cam kết này. Nhưng dù đã nhập quốc tịch Đức mà muốn quay về nhập quốc tịch Việt Nam, Luật pháp Việt Nam vẫn luôn chào đón, tạo điều kiện.
Thứ hai, gia đình ông Thanh mới chỉ xuất cảnh dài hạn qua Đức, thì không phải xin thôi quốc tịch Việt Nam, chỉ cần về xin cấp visa định kỳ, việc quay trở lại sẽ không ai gây khó khăn.
Để thấy, vợ con ông Thanh không khó đến mức không về được thăm chồng, cha, chỉ là có muốn về hay không.
"Điều này cho thấy, ở đây không chỉ có duy nhất một con đường ông Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài chăm sóc vợ con, với tôi đây là lý do quá khôi hài, khi còn nhiều phương án khác.
Tôi nghĩ vợ con ông Thanh nên về thăm nuôi định kỳ, Luật Việt Nam cũng đã có những quy định rõ, người trong tù thi hành án được điện thoại về nhà 1 tháng bao nhiêu phút, ký gửi quà 1 tháng bao nhiêu lần, nên việc thăm nom là rất thuận lợi", Luật sư Phạm Công Út phân tích.
Qua những phân tích cụ thể, theo vị Luật sư trên, điểm mấu chốt chỉ là vợ, con ông Trịnh Xuân Thanh có muốn quay về Việt Nam hay không, chứ thực tế chưa chắc vợ, con ông Thanh đã muốn quay về.
Bởi vì, khối tài sản mà họ có được vô cùng lớn, những tài sản nổi là cơ quan điều tra tìm thấy được. Nhưng không loại trừ những tài sản chìm thì chỉ gia đình họ biết được, vì vấn đề tài chính Việt Nam không như nước ngoài, không minh bạch nguồn thu nhập.
Nếu như ở nước ngoài mọi thu nhập đều thông qua thẻ Ngân hàng, thì Việt Nam áp dụng phương thức tiền tươi thóc thật, có thể biến hóa thành tài sản đứng tên người khác trong gia đình.
Nếu như bị tòa tuyên án tử hình thì những chiếc valy tiền di động đó mới quay về ngân khố nhà nước, còn nếu tòa tuyên án chung thân thì họ ung dung có tiền, rồi chấp nhận thi hành án và trở về nhà sớm bằng cách cải tạo tốt.
Lời đề nghị ngây thơ như trẻ con
Câu nói sau cùng của ông Trịnh Xuân Thanh, tôi thấy ngây thơ như một đứa trẻ con, nói mà không có cơ sở".
Theo ông Hướng, nếu như vợ, con ông Thanh chưa nhập quốc tịch Đức thì nghiễm nhiên họ vẫn là công dân Việt Nam, việc quay về Việt Nam sinh sống là dễ dàng. Kể cả có nhập quốc tịch Đức rồi lại quay về nhập quốc tịch Việt Nam vẫn được, sẽ được tạo điều kiện nếu muốn chăm nom chồng/bố.
Về việc thăm nom thì khi chấp hành hình phạt ở trại cải tạo nào, thì Luật thi hành án hình sự, Luật tạm giam, có quy định rõ quyền thăm thân khi chấp hành tốt.
"Khi vợ, con ông Thanh có thể thuận lợi trở về Việt Nam thì không có lý do gì phải xin sang Đức để chăm sóc khi đang thi hành án hình sự. Vấn đề chỉ là vợ, con ông có muốn trở về Việt Nam hay không?", ông Hướng khẳng định.
Nguồn: Báo Đất Việt