Các nhà nghiên cứu khí hậu từ Đại học Colorado ở Boulder (Hoa Kỳ) phát hiện ra rằng vào cuối thế kỷ mực nước biển dâng cao hơn nửa mét đe dọa nhấn chìm thành phố ven biển và hải đảo. Công trình nghiên cứu tương ứng công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Nguyên nhân của trận đại hồng thủy tương lai là sự tan chảy dữ dội của sông băng ở Greenland và Nam Cực bởi tình trạng ấm lên toàn cầu.
"Đại hồng thủy đã không phải là "ngáo ộp" mơ hồ trong câu chuyện kinh dị mà là thực tế tất cả cần chấp nhận — mực nước của đại dương thế giới đang dâng cao. Thế mà đó vẫn chưa phải là điều ác lớn nhất đang chờ đợi chúng ta. Vấn đề là ở chỗ do gia tăng mực nước biển cũng thay đổi phân bố áp lực lên các vỉa thạch quyển của lục địa và đại dương, dẫn đến sự chuyển động. Biến đổi đó tăng cao rõ rệt tần suất động đất, do vậy rất nguy hiểm. Ngoài ra, một lượng lớn nước ngọt sẽ rơi vào đại dương, có thể làm thay đổi bức tranh về dòng chảy, ví dụ như của hải lưu Gulf Stream. Tức là hệ quả tác động khí hậu có thể nghiêm trọng hơn nhiều lần chứ không chỉ là khó khăn ngập lụt gắn với vùng bờ biển", — chuyên gia Alexei Karnaukhov cảnh báo.