Tết thì Tết, Trung Quốc vẫn tranh phần trên biển Philippines

© REUTERS / Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. NavyBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính quyền Manila đã phải lên tiếng phản đối sau khi một tổ chức quốc tế công nhận tên gọi bằng tiếng Hoa do Bắc Kinh đăng ký đối với 5 thực thể ở vùng biển phía Đông Philippines.

Ngày 14-2, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ông Harry Roque tuyên bố Manila không công nhận các tên gọi bằng tiếng Hoa dùng cho các thực thể dưới biển ở vùng biển Benham Rise của Philippines vừa được một tổ chức quốc tế tán thành.

Trung Quốc bồi đắp rạn san hô Mischif trong quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Philippines cáo buộc Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

"Chúng tôi phản đối và không công nhận các tên gọi bằng tiếng Hoa được đặt cho một số thực thể ở Philippines Rise (tức Benham Rise). Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh hiện đã nêu quan ngại của chúng tôi với phía Trung Quốc" — ông Roque thông tin.

Người phát ngôn tổng thống Philippines cho biết thêm đại sứ quán của nước này tại Trung Quốc cũng đang xem xét đưa ra một khuyến cáo với tổ chức vừa tán thành đề xuất đặt tên của Trung Quốc.

Theo báo Rappler của Philippines, vào tháng 10-2015 và tháng 9-2017, Trung Quốc từng gửi đề xuất đặt tên cho 5 thực thể bên dưới biển Benham Rise lên Tiểu ủy ban về các tên gọi thực thể dưới biển (SCUFN) thuộc Tổ chức thủy văn học quốc tế (IHO).

Lực lượng vũ trang Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines giận dữ: Trung Quốc thất hứa khi ngang nhiên quân sự hóa Biển Đông
IHO là một tổ chức liên chính phủ đại diện cho cộng đồng thuỷ văn học. Tại Liên Hiệp Quốc, IHO có vai trò là một quan sát viên và là cơ quan có thẩm quyền được công nhận trong lĩnh vực khảo sát thủy văn và đo vẽ bản đồ hàng hải. Hiện Philippines không phải là một thành viên của SCUFN.

Làn sóng phản đối mạnh mẽ đối với vụ việc này nổi lên tại Philippines sau khi Tiến sĩ Jay Batongbacal — giám đốc Viện hàng hải và luật biển Philippines — trong một bài viết đăng trên Facebook hôm 12-2 cho biết IHO trong năm 2017 đã thông qua các tên gọi được Trung Quốc đề xuất cho các thực thể trên.

Cụ thể, các tên gọi này gồm: Núi dưới biển Jinghao (cách tỉnh Cagayan của Philippines khoảng 70 hải lý về phía Đông), núi dưới biển Tianbao (cách tỉnh Cagayan khoảng 70 hải lý về phía Đông), núi dưới biển Haidongquing (cách tỉnh Cagayan khoảng 190 hải lý về phía Đông), đồi Cuiqiao và núi dưới biển Jujiu.

Trong đó, 3 thực thể đầu tiên được phát hiện vào năm 2004 trong một cuộc khảo sát của chuyên gia Li Si Guang đến từ Văn phòng thủy văn học hải quân Trung Quốc (CNHO). Tên gọi Jinghao, Tianbao và Haidongquing đã được đề xuất xem xét bên trong nội bộ Trung Quốc vào năm 2014.

Hai thực thể dưới biển còn lại được cho cũng được phát hiện trong cùng cuộc khảo sát trên. Tuy nhiên, tên gọi Cuiqiao và Jujiu chỉ được Hiệp hội nghiên cứu và phát triển khoáng vật đại dương Trung Quốc (COMRDA) tán thành vào năm 2016. Năm thực thể dưới biển này đều lần lượt được gửi đăng ký lên IHO một năm sau khi được đề xuất bên trong nội bộ.

Năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã công nhận Philippines có quyền chủ quyền đối với Benham Rise và vùng biển này nằm một phần trong thềm lục địa mở rộng của Philippines.

Tiến sĩ Batongbacal nói rằng động thái đăng ký tên của Trung Quốc là một sự "sỉ nhục" đối với niềm tự hào quốc gia của Philippines. Chuyên gia hàng hải cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ đăng ký thêm nhiều tên gọi cho các thực thể ở vùng biển Benham Rise.

Benham Rise nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 250 km về phía đông. Vùng biển này có diện tích bề mặt xấp xỉ diện tích Hy Lạp. Các nhà khoa học đánh giá Benham Rise giàu có về cá ngừ và hệ sinh thái đa dạng. 

Khẳng định trước báo giới ở thành phố Davao hôm 9-2, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng: "Benham Rise là của chúng ta". Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố chỉ Philippines mới có quyền thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở Benham Rise.

Tháng 4 năm ngoái, Philippines còn cho biết Manila có kế hoạch đổi tên Benham Rise thành Philippines Rise nhằm khẳng định chủ quyền của nước này đối với khu vực sau khi các báo cáo cho biết Trung Quốc thường xuyên đưa các tàu khảo sát tới thăm dò tại Benham Rise. Hiện cái tên Philippines Rise đang được các cơ quan chính phủ Philippines sử dụng rộng rãi.

Theo: Rappler, Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала