"Trung Quốc sẽ nhanh chóng vươn lên ngang hàng với lực lượng đường không của phương Tây" — đây là tiêu đề một bài viết trên tờ The Economist Anh ngày 15/2/2018.
Theo bài viết, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở đặt tại London, Anh đã công bố báo cáo đánh giá thường niên mới nhất về lực lượng vũ trang các nước trên thế giới. Báo cáo đánh giá, tốc độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đang gây chú ý cho dư luận.
Lực lượng vũ trang cồng kềnh một thời của Trung Quốc đã được cắt giảm quy mô, năng lực cũng tăng mạnh. Điều này được lợi từ ngân sách quốc phòng tăng ổn định 6 — 7% mỗi năm. Theo viện nghiên cứu trên, Trung Quốc đã trở thành nhà cải cách công nghệ quân sự, "không đơn thuần chỉ 'theo đuổi' phương Tây".
Về những khoa học công nghệ mũi nhọn nhất, nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tận dụng sức mạnh của khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân đã hỗ trợ lực lượng vũ trang nghiên cứu phát triển công nghệ lượng tử để nâng cao khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo và Big Data, hình thành mạng thông tin có khả năng đề kháng trước tin tặc.
Loại công nghệ này cần có thời gian mới có thể đưa vào sử dụng trên chiến trường. Nhưng thái độ tập trung, nghiêm túc của Trung Quốc có thể sẽ làm cho ưu thế quân sự vốn không ngừng suy yếu của phương Tây sẽ mất đi hoàn toàn.
Báo cáo so sánh sức mạnh quân sự 2018 đã lấy một ví dụ rõ ràng để chứng minh sự tiến bộ đã đạt được của Trung Quốc: Nhiều nhất là 2 năm nữa, cùng với việc máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bắt đầu đi vào hoạt động, Mỹ rất có thể sẽ mất đi độc quyền về máy bay chiến đấu tàng hình.
Khoảng cách bay của máy bay chiến đấu J-20 vượt xa máy bay chiến đấu mới F-35 của Mỹ, sẽ tạo ra thách thức cho Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.
Đối với sĩ quan chỉ huy của Mỹ tại khu vực này, điều gây lo ngại tương tự là các tên lửa không đối không của Trung Quốc được nâng cấp rõ rệt. Theo chuyên gia quân sự, tính năng của tên lửa tầm ngắn PL-10 đưa vào sử dụng năm 2015 có thể "ngang cơ" với tên lửa cùng loại của phương Tây.
Năm 2018, tên lửa ngoài tầm nhìn PL-15 được dẫn đường bằng radar sẽ đưa vào sử dụng. Loại tên lửa này được lắp cho máy bay chiến đấu J-20, có thể tiêu diệt máy bay muốn tránh né nó ở khu vực ngoài 50 km.
Báo cáo cho rằng hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển phiên bản mới của loại tên lửa này, tốc độ hành trình có thể đạt 3 Mach, thiết kế tương tự tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Shahab — loại tên lửa vừa mới bắt đầu đi vào hoạt động của châu Âu.
Một hệ thống chưa được đặt tên khác sẽ làm cho Trung Quốc có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ngoài 400 km. Tầm bắn như vậy vượt tất cả các vũ khí không đối không đang biên chế khác. Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rõ ràng đối với các đối thủ sở hữu tên lửa mới.
Nguồn: viettimes