Bộ Thương mại Hoa Kỳ có sẵn một vài phương án lựa chọn, bao gồm mức thuế 23,6% đối với nhôm nhập khẩu từ năm nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam, Nga và Venezuela, và mức thuế 53% đối với thép nhập khẩu từ 12 quốc gia. Trong danh sách này lại có Việt Nam, Nga, Trung Quốc, cũng như Brazil, Ai Cập, Ấn Độ, Hàn Quốc, Costa Rica, Malaysia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Một phương án lựa chọn khác không tác động đến mức thuế và giá bán sản phẩm là áp hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài tương đương từ 100% đến 63% lượng sản phẩm mà mỗi nước xuất khẩu vào Mỹ trong năm ngoái.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Kinh tế Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, cho biết rằng, mỗi phương án lựa chọn đều mang tính chất bảo hộ.
Tất cả các lựa chọn này đều phù hợp với chính sách kinh tế của Trump nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước, kể cả bằng cách giảm nhập khẩu như trong trường hợp này. Tôi cho rằng, hậu quả của bước đi này là giá nhôm và thép trên thị trường nội địa của Hoa Kỳ sẽ tăng. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính sẽ được hoàn thành: các nhà sản xuất trong nước chứ không phải các đối tác nước ngoài sẽ nhận thu nhập từ việc bán sản phẩm.
Các lựa chọn được đề nghị với Tổng thống Trump để phê duyệt đều nhằm mục đích không chỉ hạn chế khối lượng nhập khẩu, mà còn làm cho sản phẩm nước ngoài mất sức cạnh tranh. Trên thực tế — cấm hoàn toàn hàng nhập khẩu.
Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà xuất khẩu Việt Nam như thế nào? Trên thực tế, Việt Nam không sản xuất nhôm. Tuy nhiên, theo những nguồn tin thông thạo, khối lượng nhôm được nhập khẩu vào Việt Nam thông qua biên giới với Trung Quốc là lớn đến mức có thể làm "nổ tung" thị trường nhôm thế giới. Nói về thép, Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sản phẩm này.
Dù thép không đứng đầu danh sách xuất khẩu của Việt Nam, nhưng, nước này sẽ mất một phần thu nhập từ xuất khẩu sau khi Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt. Các nhà máy thép có thể giảm khối lương sản xuất. Song, giáo sư Mazyrin cho rằng, sự giảm sút nếu nó xảy ra thì sẽ là tạm thời: chất lượng cao của thép Việt Nam được công nhận rộng rãi, và nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam sẽ có xu hướng gia tăng".