Những bình luận đưa ra sau khi một trong những nhà nghiên cứu môi trường bị bắt vào tháng trước ở Iran — ông Kavus Seyed Emami đã tự tử trong tù.
"Cách đây vài năm, một số người được cho là muốn giúp đỡ Palestine đã tới Iran. Tuyến đường của họ [thu tiền từ các thành phố] có vẻ đáng ngờ đối với chúng tôi. Họ đang hướng tới những vùng sa mạc. Họ mang theo những loài bò sát sa mạc: thằn lằn và tắc kè hoa. Chúng tôi biết rằng da của những sinh vật này nhạy cảm với bức xạ hạt nhân, do đó, những động vật này có thể xác định vị trí nguồn khí hạt nhân cũng như lò phản ứng hạt nhân. Đó là họ đang dò thám và muốn biết nơi chúng tôi, ở Iran có mỏ uranium, và địa điểm chúng tôi đang có hoạt động hạt nhân", — ông Firouzabadi nói.
Liệu thằn lằn và tắc kè hoa thực sự có thể là "điệp viên" của các cơ quan đặc nhiệm nước ngoài hoạt động "gián điệp" theo dõi các cơ sở hạt nhân ở Iran hay không? Để trả lời câu hỏi này, Sputnik đã phỏng vấn ông Vladislav Starkov, nhà nghiên cứu tại Viện Hóa học hữu cơ thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, chuyên gia về loài bò sát và động vật thân mềm, thành viên của nhiều cuộc thám hiểm khoa học về các nước Trung Á, Iran, Afghanistan. Đây là những gì ông cho biết:
"Lời tuyên bố về khả năng của những loài bò sát này có vẻ vô lý. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực herpetology, lần đầu tiên tôi nghe về điều đó.
Thứ nhất, thằn lằn, đặc biệt là tắc kè hoa, sẽ không sống lâu ở Iran. Iran không phải là một quốc gia nhiệt đới. Và những con bò sát máu lạnh này tìm kiếm những nơi ấm áp để sinh sống, phần lớn những con tắc kè sống ở phía nam Oman. Chúng không thể quan tâm đến các mỏ uran lạnh.
Thứ hai, điều đó là vô lý ngay cả đối với một lý do như nếu lý thuyết cho thấy loài bò sát bằng cách nào đó cảm nhận được phóng xạ, thì ở đây có nguyên tắc hoạt động "đối nghịch". Tức là loài bò sát không nhạy cảm đối với phóng xạ này, chúng chịu đựng được liều lượng lớn hơn động vật có vú và con người.
Hơn nữa loài bò sát khác bằng cách nào đó phải truyền thông tin với mục đích gián điệp! Nhưng chúng không thể tự mình làm được điều đó. Trên thân mình của chúng cần phải gắn một số cảm biến nào đó hoặc các thiết bị đặc biệt. Do đó, kết luận như vậy về khả năng gián điệp của thằn lằn là vô lý và không có cơ sở khoa học. Nếu như đó là bất kỳ sinh vật nào khác, có thể lấy ví dụ, ở một số khu vực cụ thể có thống kê cái chết của chúng, thì khi đó có thể bằng cách nào đó giả định rằng ở những nơi này có các mỏ quặng phóng xạ. Điều này, bằng cách nào đó có thể được tính đến và xem xét như một phần hoạt động gián điệp. Nhưng điều này không thể trong tương quan với thằn lằn. Những loài bò sát này không nhạy cảm với bức xạ. Nếu cài đặt trên người chúng các cảm biến đặc biệt và thả chúng vào một vùng phóng xạ cụ thể đã được xác đinh, thì ở đó thằn lằn sẽ sống lâu hơn các sinh vật khác. Đây là một thực tế khoa học được chứng minh.
Ngoài ra, da của thằn lằn bao gồm các protein tương tự như các protein da người: keratin A và B. Cả hai loại keratin này đều không có khả năng hấp thụ hoặc phát hiện uranium hoặc các chất phóng xạ khác".
Có thể, dường như các nhà bác học chuyên khoa Iran có một quan điểm khoa học khác để chứng minh "khả năng gián điệp" của các loài bò sát, nhưng họ đã từ chối không tiết lộ điều đó trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.