16 tỷ khắc phục vỡ đường ống sông Đà: Quyết định sốc

© AP Photo / Vietnam News Agency/Huu QuyetLũ lụt ở tỉnh Sơn La.
Lũ lụt ở tỉnh Sơn La. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vinaconex không yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với việc tốn hơn 16 tỷ đồng khắc phục 18 lần sự cố của đường ống nước sông Đà.

Không ai phải bồi thường

Mới đây, Tổng Giám đốc công ty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) có tờ trình về việc xin phê duyệt việc không yêu cầu các cá nhân, tổ chức liên quan bồi thường thiệt hại đối với chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố đường ống nước sông Đà sau nhiều lần gặp sự cố.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. - Sputnik Việt Nam
12 dự án thua lỗ, Bộ trưởng Công Thương thừa nhận những yếu kém

Ngay sau đó, Hội đồng quản trị Công ty CP Nước sạch Vinaconex đã nhất trí phê duyệt không yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với việc tốn hơn 16 tỷ đồng khắc phục 18 lần sự cố của đường ống nước sông Đà.

Dự án cấp nước Chuỗi đô thị Sơn Tây — Hòa Lạc — Xuân Mai — Miếu Môn — Hà Nội — Hà Đông giai đoạn 1 được hoàn thành và cấp nước cho thành phố Hà Nội từ tháng 4/2009.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh đến ngày 2/10/2016, tuyến ống truyền tải đã xảy ra 18 lần sự cố vỡ đường ống.

Tổng chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố tuyến ống là 16.618.883.494 đồng, chi tiết như bảng dưới đây:

© Ảnh : Báo Đất ViệtChi tiết chi phí khắc phục sửa chữa 18 lần vỡ ống nước sông Đà
Chi tiết chi phí khắc phục sửa chữa 18 lần vỡ ống nước sông Đà - Sputnik Việt Nam
Chi tiết chi phí khắc phục sửa chữa 18 lần vỡ ống nước sông Đà

Về việc không yêu cầu bồi thường thiệt hại, Viwasupco lý giải rằng:

"Tổng chi phí sửa chữa, khắc phục 18 lần sự cố và chi phí bảo dưỡng sửa chữa đều nằm trong kế hoạch chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.

Hàng năm, Công ty đã hạch toán toàn bộ phần chi phí xử lý, khắc phục sự cố nêu trên vào chi phí bảo dưỡng sửa chữa theo kế hoạch.

Đồng thời khoản chi phí đó được kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế đã thanh tra kiểm tra từ năm 2012 đến năm 2016 và ban kiểm soát Công ty kiểm tra công nhận là chi phí hợp lý của Công ty".

Theo Viwasupco, do đây là lần đầu tiên ở trong nước áp dụng công nghệ mới, ống được sản xuất có đường kính lớn và lắp đặt trên nền đất phức tạp nên khó tránh khỏi việc xảy ra sự cố gây bục vỡ tuyến ống.

Được biết, lợi nhuận lũy kế của công ty từ năm 2009 đến hết năm 2017 là 502 tỷ đồng.

Xử lý

Cuối tháng 12/2017, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng lần hai truy tố ông Hoàng Thế Trung, 57 tuổi, nguyên giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà về tội vi phạm quy định xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh dự án xơ sợi Đình Vũ. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bắt 5 lãnh đạo liên quan dự án thua lỗ 1.400 tỷ
8 bị can khác cùng bị truy tố về tội danh trên gồm:

— Nguyễn Văn Khải, nguyên phó giám đốc Ban quản lý Dự án

— Trương Trần Hiển, nguyên trưởng phòng Vật tư

— Trần Cao Bằng nguyên giám đốc Công ty CP Ống sợi thủy tinh (Vinaconex)

— Vũ Thanh Hải, nguyên phó giám đốc Vinaconex; Đỗ Đình Trì — cựu Trưởng đoàn Tư vấn giám sát của Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase)

— Nguyễn Biên Hùng, là cán bộ của Viwase.

— Hoàng Quốc Thống, là cán bộ của Viwase.

— Bùi Minh Quân, là cán bộ của Viwase.

Theo cáo trạng, dự án nước sạch Sông Đà — Hà Nội, do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2004 đến 2009 thì nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, khai thác tuyến ống liên tục xảy ra sự cố vỡ ống truyền tải nước.

Từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2016, tuyến ống bị vỡ 18 lần, trong đó 23 ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ.

Doanh nghiệp khai thác đã phải chi hơn 16 tỉ để khắc phục sự cố này.

Việc tuyến ống liên tục bị vỡ gây hậu quả buộc doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sinh hoạt cho người dân trong thời gian gần 400 giờ, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn TP. Hà Nội.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала