Các sự kiện được Sputnik đưa ra cho thấy các phát đạn khiêu khích đã được những tay súng bắn tỉa làm việc cho phe đối lập thực hiện.
Sự căng thẳng ở trung tâm thủ đô Ukraina gia tăng từ giữa tháng Hai năm 2014, nhưng ngay cả vào tối ngày 17, vị trí của Tổng thống Yanukovich vẫn có vẻ vững chắc. Nhưng trong hai ngày tiếp theo, tình hình đã thay đổi đáng kể.
Chính quyền khi đó đã cố gắng giải quyết theo cách hòa bình. Tổng thống Yanukovich đồng ý với các nhà lãnh đạo phe đối lập về việc hòa hoãn.
Nhưng vào sáng ngày 20 tháng Hai, những phát súng đầu tiên vang lên trên Quảng trường Độc Lập, nơi phe đối lập cắm trại. Đã có 53 người chết.
Sau chiến thắng, những người ủng hộ Maidan buộc tội cảnh sát trong vụ đổ máu. Các sự kiện xảy ra sau vụ tàn sát hàng loạt đã làm cho hệ thống nhà nước Ukraina sụp đổ. Bị đẩy vào chân tường, Tổng thống Yanukovych từ chối phản kháng lại. Ngày 21 tháng Hai, ông đã ký kết với đại diện phe đối lập thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị: cuộc bầu cử tổng thống sớm sẽ được tổ chức. Chẳng bao lâu sau ông rời khỏi Kiev. Quyền lực đã đến tay các nhà lãnh đạo phong trào Maidan, hành động không dựa trên cơ sở pháp lý nào.
Sự hỗn loạn bùng khắp Ukraina. Phe hoạt động đối lập, theo ý đồ của riêng họ, đã lật đổ chính quyền địa phương và chiếm giữ các cơ quan nhà nước.
Tại Nga, sự kiện ở Kiev đã được xem như một cuộc đảo chính, vì việc loại bỏ quyền lực của Yanukovich đã diễn ra với sự vi hiến nghiêm trọng. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ từ chối coi đây là cuộc đảo chính và công nhận chính quyền mới.