Tứ giác kim cương lấy độc trị độc, dồn ép "Giấc mộng Trung Hoa"?

© AP Photo / Andrew HarnikTổng thống Donald Trump chào mừng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên ngoài Cánh Tây của Nhà Trắng
Tổng thống Donald Trump chào mừng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên ngoài Cánh Tây của Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia sẽ làm tới cùng để hạn chế tầm ảnh hưởng từ sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.

Chương trình hợp tác bốn bên hiệu quả

Khôi phục thành công hoạt động của diễn đàn đối thoại an ninh bốn bên, bộ tứ kim cương — Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia — vừa chứng tỏ việc họ làm không chỉ thuần tuý để đối phó với những thách thức mới về an ninh mà còn để thực hiện ý tưởng về khu vực Thái Bình Dương — Ấn Độ Dương.

China North Korea Border - Sputnik Việt Nam
Lý do Trung Quốc mời Triều Tiên dự ‘Một Vành đai, Một con đường’

Sự hợp tác bốn bên này được mở rộng từ lĩnh vực an ninh sang cho kinh tế, thương mại và đầu tư.

Không phải tình cờ mà trước chuyến đi Mỹ của thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, cả bốn nước thành viên — đều với cách thức và mức độ khác nhau — cùng khuấy động sự quan tâm của dư luận tới khuôn khổ diễn đàn này.

Cụ thể là đề cập đến kế hoạch của bộ tứ về thực hiện những dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Người ngoài không thể loại bỏ được cảm nhận là dường như Ấn Độ và Nhật Bản giao cho ông Turnbull nhiệm vụ thảo luận với tổng thống Mỹ Donald Trump về kế hoạch ấy.

© REUTERS / Xinhua/Pang Xinglei"Một vành đai - một con đường."
Một vành đai - một con đường. - Sputnik Việt Nam
"Một vành đai - một con đường."

Nếu đơn giản chỉ là làm cho sự hợp tác bốn bên này thêm thực chất và thật sự thực chất thì cũng là chuyện thường tình.

Trung Quốc phóng tên lửa đẩy Trường Chinh - 5 - Sputnik Việt Nam
Giới sản xuất vũ khí Trung Quốc khiến cho đô đốc Mỹ rất sợ hãi
Sự nổi bật và tính độc đáo của nó được biểu lộ rõ khi đặt vào mối liên hệ với Trung Quốc và chương trình "Vành đai và con đường" của nước này.

Khi tung ra dự định về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nói trên, phía bộ tứ quả quyết là "không đối địch" với "Vành đai và Con đường" của Bắc Kinh mà chỉ là một sự lựa chọn thay thế cho chương trình ấy.

Trong thực chất, phía bộ tứ đã dùng đúng ý tưởng của Trung Quốc để đối phó Trung Quốc. Nếu dùng câu "Lấy độc trị độc" thì rất chuẩn xác trong thực chất nhưng có phần nặng quá về ngôn từ. Vì thế nên dùng cụm từ "Lấy độc đáo trị độc đáo" để khái quát hoá.

Trung Quốc dùng "Vành đai và Con đường" để vươn ra xa và rất xa, để gây dựng một phạm vi hợp tác trùm phủ cả châu Á với khả năng tiếp cận những châu lục và đại dương mới mà trong đó, Trung Quốc là trung tâm và nắm giữ vai trò dẫn dắt.

Bộ tứ kia nhằm tới các khu vực trên thế giới mà trong đó châu Á chỉ là một bộ phận và Trung Quốc không còn là trung tâm nữa. Hay nói cách khác, họ không để cho Trung Quốc còn có thể trở thành trung tâm nữa.

Cách đi của Trung Quốc là bỏ tiền ra thực hiện những dự án về phát triển cơ sở hạ tầng, tức là dùng vốn đầu tư trực tiếp và viện trợ tài chính của Trung Quốc để ràng buộc các đối tác vào mình.

Bắc Kinh, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc chuyển sang tấn công trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Phía bộ tứ kia cũng chủ trương thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Như thế chẳng phải là họ đang thiết lập cơ chế đối phó chương trình lớn này của Trung Quốc hay sao?

Các đối tác có thêm lựa chọn

Hiện tại chưa thể khẳng định chương trình "Vành đai và Con đường" rồi đây có được thành công như Trung Quốc kỳ vọng và tham vọng hay không, hay bao giờ mới có thể thành công.

Tương tự như vậy, cũng có thể nói được về chủ định kể trên của bộ tứ.

Cho nên điều quan trọng và quyết định hàng đầu hiện tại của phía bộ tứ với chủ ý kia xem ra không hẳn hoàn toàn ở việc thực hiện kế hoạch, mà là tung ra trước hết nhằm mục đích làm suy giảm tính độc đáo và tính duy nhất chương trình "Vành đai và Con đường" của Bắc Kinh.

Một khi các đối tác có thêm sự lựa chọn thì mức độ quyến rũ và thuyết phục của "Vành đai và Con đường" không thể tránh khỏi bị suy giảm. Các đối tác không chỉ có sự lựa chọn thay thế mà Trung Quốc không cản được mà còn có đối trọng để có thể buộc Bắc Kinh phải trả giá cao hơn nếu muốn họ tham gia chương trình của mình.

Điều đáng được chú ý đến nữa ở chủ định kia của phía bộ tứ là chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của họ để ý khắc phục những yếu kém trong chương trình của Trung Quốc về cả tính khả thi kỹ thuật lẫn hiệu quả kinh tế xã hội.

Điều này thể hiện rất rõ ràng ở phát biểu của quan chức Mỹ giấu tên mà báo chí trích dẫn trước khi ông Turnbull tới Mỹ:

"Không ai nói là Trung Quốc không nên xây dựng cơ sở hạ tầng. Trung Quốc có thể xây dựng một hải cảng mà nếu đứng đơn lẻ sẽ không có hiệu quả về kinh tế, không có ý nghĩa gì về kinh tế.

Chúng tôi có thể làm cho nó có hiệu quả và ý nghĩa kinh tế bằng cách xây dựng những tuyến đường bộ hoặc đường sắt xung quanh để tăng cường lưu thông".

Như thế đâu có khác gì phía bộ tứ tạo ra giá trị gia tăng cho họ từ chương trình "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.

Như thế cũng đâu có khác gì phía bộ tứ dùng chương trình của họ vừa nhằm ganh đua đề thay thế, vừa khi cần thì khai thác tận lợi từ chính chương trình lớn của Trung Quốc.

Ở đây, độc đáo được dụng không chỉ để đối phó độc đáo mà còn nhằm để lợi dụng và tận dụng độc đáo.

Đại sứ Trần Đức Mậu

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала