Bài báo điểm qua những sự kiện lịch sử và lưu ý bán đảo Triều Tiên đã bị chiếm đóng bởi quân đội Nhật Bản trong thời kỳ 1940 — 1945. Sự kiện này gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa hai quốc gia và dẫn đến gia tăng sự đối đầu giữa Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên, được thành lập từ năm 1948. Một vấn đề khác trong mối quan hệ giữa hai quốc gia là trục lịch sử Tokyo — Washington — Seoul, chống lại chính sách của Bắc Triều Tiên trong khu vực.
Mặc dù những yếu tố này, Nhật Bản vẫn chỉ là diễn viên thứ yếu đối với Bắc Triều Tiên, kẻ thù chính của họ là Hoa Kỳ. National Interest nhấn mạnh rằng Nhật Bản thu hút sự quan tâm của Bắc Triều Tiên chủ yếu là do các căn cứ Mỹ bố trí trên hòn đảo Nhật Bản. Những cơ sở quân sự này đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp có xung đột trên bán đảo Triều Tiên, vì vậy mục tiêu chính của quân đội CHDCND Triều Tiên sẽ là những căn cứ Hoa Kỳ. Đặc biệt, các chuyên gia tin tưởng viễn cảnh cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Mỹ "Yokota", cách Tokyo gần 50 km. Theo kịch bản này, khoảng 13 nghìn người sẽ chết, 45 ngàn người khác bị thương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đám mây hạt nhân sẽ không đến được thủ đô Nhật Bản.
Điều khủng khiếp hơn sẽ là cuộc tấn công hạt nhân vào các cấu trúc chính phủ ở quận Kasumigaseki sẽ giết chết hơn 24 nghìn người và 91 nghìn người khác bị thương. Tuy nhiên, đòn tàn phá nặng nề nhất sẽ là vào Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Shinjuku. Theo ước tính của các chuyên gia, số nạn nhân của cuộc tấn công như vậy sẽ là khoảng 57 nghìn người thiệt mạng và 128 nghìn người bị thương. Bụi phóng xạ từ cuộc tấn công này, như các chuyên gia nhấn mạnh, sẽ tàn phá nhiều nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực đông dân nhất của Tokyo.
Đồng thời, các nhà phân tích ghi nhận một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lượng nạn nhân của vụ tấn công hạt nhân vào thủ đô Nhật Bản. Một mặt, hệ thống giao thông ở Tokyo có thể sử dụng như nơi trú ẩn tạm thời trong các trường hợp khẩn cấp. Mặt khác, địa hình bằng phẳng có thể dẫn đến hội chứng mù và những vấn đề về thị lực cho những người nhìn vào vụ nổ hạt nhân.
Nhìn chung, bài báo ghi nhận một cuộc tấn công hạt nhân lớn vào thủ đô Nhật Bản sẽ làm hàng chục ngàn người chết, và hàng triệu người khác bị thương. Các chuyên gia lập luận rằng một kịch bản như vậy sẽ dẫn đến sự tàn phá to lớn mà Tokyo đã không nhìn thấy kể từ Thế chiến II.