Khi Quỹ đầu tư Blackstone Group của Mỹ bán Strategic Hotels & Resorts — công ty sở hữu 16 khách sạn hạng sang ở Mỹ — cho Tập đoàn bảo hiểm Trung Quốc Anbang với giá 5,5 tỉ USD năm 2016, có lẽ họ không cân nhắc rủi ro Strategic trở thành tài sản nhà nước (dù sao khách sạn cũng không phải tài sản chiến lược).
Nhưng trong sự ngạc nhiên của nhiều người, tuần trước, Bắc Kinh đã tạm tướt đoạt quyền điều hành Anbang trong khoảng một năm và cáo buộc cựu chủ tịch Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) tội gian lận và tham nhũng.
Theo tờ Financial Times của Mỹ, cuộc thập tự chinh thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài (và những công nghệ đắt giá đi kèm) của Trung Quốc có thể nói là "mang đầy cạm bẫy" cho doanh nghiệp và chính phủ các nước.
Cũng trong tuần trước, Ủy ban Đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ (CFIUS) chặn một thương vụ thâu tóm công ty bán dẫn Xcerra trị giá 580 triệu USD bởi một quỹ đầu tư do chính phủ Trung Quốc chống lưng. Cơ quan này đã chặn nhiều kế hoạch thâu tóm tương tự của Trung Quốc trên cơ sở công nghệ vi xử lý có thể ứng dụng trong quân sự.
Regulators remove Anbang chairman Wu Xiaohui for ‘economic crimes’, take over conglomerate… pic.twitter.com/KCzmjPL39b
— ChinaEnglishNews (@chinaenglishnew) 23 февраля 2018 г.
Nhưng lợi ích quốc gia theo nghĩa hẹp không phải là lý do duy nhất khiến giới làm ăn và các chính phủ nên thận trọng trước những lời đề nghị từ Trung Quốc. Có ít nhất ba lý do khác: nguyên tắc có qua có lại, sự minh bạch và an ninh dữ liệu.
1. Trung Quốc nói dối.
Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2001, các đối tác quốc tế cứ nghĩ quốc gia này đang đi trên con đường hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Chính Bắc Kinh cũng cam kết như vậy.
Nhưng thực tế ngày nay cho thấy đó chỉ là lời hứa hão, Trung Quốc không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ trở thành một nền kinh tế mang tính thị trường. Cho đến khi họ làm điều đó, các nước khác có quyền hành xử "tự vệ" trước Trung Quốc để bảo đảm lợi ích quốc gia.
2. Ôm nợ nhưng vẫn xài sang.
Vậy cần đặt câu hỏi tại sao bên trong "mục rữa" đến như vậy nhưng các đề nghị sáp nhập của các tập đoàn Trung Quốc khổng lồ như Anbang, Fosun, Dalian Wanda, HNA… thường cung cấp rất ít thông tin về "sức khỏe tài chính" của bên mua?
Điều đó tạo ra rủi ro dòng tiền sẽ bị hút ra khỏi mục tiêu bị sáp nhập một khi thương vụ mua bán đã hoàn tất, để lại một cái xác ốm yếu.
Bài học từ Anbang là các chính phủ phải moi ra cho bằng được bằng chứng về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp đi thâu tóm trước khi bán bất cứ công ty nào cho họ, dù Trung Quốc hay không Trung Quốc.
3. Đặc thù thể chế.
Các nhà quản lý tự biết phải nên làm gì, trừ khi họ cố tình không biết.
Trung Quốc là một siêu cường kinh tế đang lên với nguồn thặng dư tiết kiệm khổng lồ. Bắc Kinh mong muốn tăng trưởng và mở rộng sức ảnh hưởng. Bây giờ họ bận "giáo huấn" lại các doanh nghiệp, nhưng không sớm thì muộn cơn sốt thâu tóm sẽ tiếp tục.
Đó không hẳn là điều xấu. Đầu tư xuyên biên giới cho phép Trung Quốc và phần còn lại của thế giới phát triển các lợi ích chung bền vững. Nhưng các nước cần phải nhìn nhận những đặc thù của Trung Quốc để có chính sách và tiêu chuẩn rõ ràng khi cân nhắc những đề nghị của họ.
Theo: Financial Times, Tuổi Trẻ