Theo ước tính năm 2013 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Biển Đông có tổng cộng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 5.380,2 tỷ m3 khí tự nhiên trữ lượng đã được công nhận.
Sự kiện nóng nhất gần đây phải kể đến việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 5/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối và nêu quan điểm kiên quyết về vấn đề này.
Tận dụng cơ hội
Điều này cho thấy Trung Quốc đang tận dụng cơ hội Mỹ bận tập trung vào những mối căng thẳng thương mại với Trung Quốc, các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên để ép các nước Đông Nam Á.
Trong khi Mỹ vẫn đang làm những gì họ gọi là các hoạt động hải quân duy trì "tự do hàng hải" ở Biển Đông, như kiểm tra các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với việc tiếp cận độc quyền, và một đô đốc lớn tiếng chỉ trích Bắc Kinh…, cường độ của hành động và tuyên bố trên vùng biển đã thưa dần trong thời gian gần đây.
Những nghi ngờ về tương lai các cam kết của Mỹ có thể khiến một số nước Đông Nam Á không muốn đơn độc công khai thách thức Trung Quốc. Điều này tạo ra rủi ro là trong khi Mỹ tập trung vào Triều Tiên, Trung Quốc mở rộng sự hiện diện của mình ở Biển Đông theo một cách không thể đảo ngược, mang lại lợi thế chiến lược theo thời gian.
"Trung Quốc biết ông Trump đang rất tập trung vào Triều Tiên, và không có thời gian lo lắng về Đông Nam Á. Vì vậy, họ đang muốn đẩy mọi thứ tới một hiện trạng đã rồi".
Thay đổi chiến lược
Những động thái gần đây của Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt so với các vụ đụng độ trên biển xảy ra vào giữa năm 2014 khi Trung Quốc kéo một giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Sau khi Việt Nam kiên quyết phản đối, cộng với sức ép từ quốc tế, Bắc Kinh đã rút các thiết bị này vài tháng sau đó.
Năm 2008, khi một thỏa thuận năm 2005 nhằm chia sẻ các nguồn lực của khu vực bị hết hạn, Philippines và Việt Nam đã chống lại cái gọi là Đường 9 đoạn của Trung Quốc, bao phủ hơn 80% Biển Đông — làm cơ sở cho việc thăm dò chung.
Hiện nay, dưới thời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Bắc Kinh và Manila đang đàm phán thỏa thuận khí đốt Sampaguita tại Reed Bank như là một điểm khởi đầu. Nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ hoặc các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam sẽ kém khả năng chống lại những nỗ lực của Trung Quốc trong việc khoan dầu tại các khu vực khác, theo Bloomberg.
"Chúng tôi đang quan sát họ một cách lo lắng", ông Trần Viết Thái, Phó Tổng giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội, nói. "Chúng tôi muốn thấy sự đóng góp tích cực của Mỹ đối với ổn định khu vực và an ninh quốc tế".
Trọng tâm của Trung Quốc là thúc đẩy thăm dò chung và tập trung vào những tham vọng chiến lược. Cùng với Ngoại trưởng Philippines, Alan Peter Cayetano tại Manila trong tháng 7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) cho biết thăm dò chung là một ý tưởng "đầy trí tuệ chính trị."
Theo ước tính năm 2013 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Biển Đông có tổng cộng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 5.380,2 tỷ m3 khí tự nhiên trữ lượng đã được công nhận.
Những căng thẳng mới nhất là về hoạt động thăm dò ở Block 136-03, nằm khoảng 350 dặm (560km) về phía Đông Nam TPHCM mà Trung Quốc gọi là Wanan Bei-21.
Ngoài ra, giới chuyên gia lo ngại Trung Quốc sẽ can thiệp hoạt động khoan của Việt Nam tại các block khác. Theo Jean-Baptiste Berchoteau, một nhà phân tích nghiên cứu của Wood Mackenzie, các block khác của Việt Nam chồng lấn với đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc bao gồm Exxon Mobil Corp., Murphy Oil Corp. và KrisEnergy Ltd.
Người phát ngôn KrisEnergy Tanya Pang cho biết công ty không có hoạt động khoan hiện tại trong khu vực.
Hiện nay, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã xác nhận khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Ông Albert del Rosario, cựu Ngoại trưởng Philippines, nói:
"Việc Trung Quốc tôn trọng luật pháp sẽ được hoan nghênh không chỉ bởi ASEAN mà còn bởi cộng đồng các quốc gia có trách nhiệm"
https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-09-05/as-world-watches-kim-china-quietly-builds-south-china-sea-clout