Đối tác kinh tế hay bạn hàng về vũ khí?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamThủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại một cuộc họp tại Hà Nội, năm 2016
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại một cuộc họp tại Hà Nội, năm 2016 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang bắt đầu vào ngày 2 tháng 3 được dự đoán sẽ mở ra một trang mới trong quan hệ song phương, nhà phân tích bình luận của Sputnik Piotr Tsvetov viết.

Những mối quan hệ giữa hai nước kể từ khi Hà Nội và New Delhi thiết lập quan hệ ngoại giao gần 46 năm trước đây luôn trong bầu không khí ấm áp và thân thiện. Lãnh đạo của cả hai nước đặc biệt chú trọng mối quan hệ này. Các nhà lãnh đạo Việt Nam như Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Ấn Độ, còn Việt Nam cũng từng đón tiếp các vị thượng khách Ấn Độ như Rajiv Gandhi, Narasimha Rao, Atal Behari Vajpayee, Narendra Modi.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ nên giải quyết mối quan ngại của Việt Nam trên Biển Đông
Ngày nay, quan hệ giữa hai nước đã vươn tới tầm mức đối tác chiến lược toàn diện và, như nhiều chuyên gia kể cả từ các nước thứ ba lưu ý, "đang phát triển nhanh chóng về mọi mặt". Dưới đây là những con số khẳng định tính đúng đắn của cách đánh giá như vậy. Kim ngạch thương mại song phương đã đạt 7,5 tỷ USD vào năm ngoái, các doanh nhân Ấn Độ đang thực hiện hơn 130 dự án ở Việt Nam, các công ty Ấn Độ đang thăm dò, khai thác dầu khí trên 3 mỏ ở thềm lục địa Biển Đông.

Gần đây các vấn đề quốc phòng và an ninh chiếm vị trí đặc biệt trong quan hệ Ấn Độ — Việt Nam. Đài Tiếng nói Việt Nam giải thích lý do của việc này: "Trước hết, hai bên đều có một mục tiêu chung — biến khu vực Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương thành một khu vực có cấu trúc rộng mở, toàn diện và cân bằng. Hai bên có quan điểm chung về nhiều vấn đề, đặc biệt về sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong khu vực Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương".

Việt Nam không chỉ một lần nói lên ý muốn để Ấn Độ gia tăng nỗ lực và đóng một vai trò có ý nghĩa hơn để đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông. Ấn Độ hưởng ứng tích cực lời kêu gọi này: vào tháng 5 năm 2016 New Delhi đã gửi hai chiến hạm tới cảng Cam Ranh, đã cấp 500 triệu USD tín dụng quốc phòng cho Việt Nam, và đào tạo cán bộ quân đội cho cơ quan quốc phòng Việt Nam. Các cơ quan thực thi pháp luật của hai nước hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy, khủng bố, cướp biển, tiến hành các cuộc tập trận chung.

Chắc là trong thời gian chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trần Đại Quang, hai bên sẽ chú ý đến việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo "Times of India", người đứng đầu nhà nước Việt Nam nhấn mạnh chủ đề này.

Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Trần Đại Quang trong điện Kremlin - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Việt Nam thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ
Hà Nội và New Delhi đang xích lại gần nhau hơn vì tình huống địa chính trị xung quanh hai nước này giống nhau. Cả hai nước có mối quan hệ phức tạp với nước láng giềng khổng lồ — Trung Quốc. Có vấn đề biên giới chưa được giải quyết. Ấn Độ và Việt Nam đều quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ kinh tế và nhân văn với Trung Quốc, nhưng không muốn rơi vào tình trạng phụ thuộc vào Bắc Kinh.  Nói về những các láng giềng ở xa — Hoa Kỳ và Nga, thì họ chưa thảo ra chương trình nghị sự rõ ràng của mình đối với khu vực này, do đó cả New Delhi và Hà Nội chưa thể tin cậy hoàn toàn vào hai cường quốc này. Vì thế cả Việt Nam và Ấn Độ trước hết phải dựa vào chính mình và tình đoàn kết châu Á.

Sau chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Việt Nam, trong sự hợp tác giữa hai nước có thể xuất hiện một lĩnh vực mới — "năng lượng hạt nhân". Có thông tin rằng, tại New Delhi hai bên sẽ ký kết thỏa thuận về sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала