Bài nghiên cứu nói rằng trong lịch sử có những giai đoạn đình chiến kéo dài rồi thay thế bởi giai đoạn "bạo lực lớn" và trái lại.
"Như vậy, trong lịch sử có nội hàm quy luật tuần hoàn các cuộc chiến tranh, nghĩa là hòa bình lâu dài có thể trở nên mong manh hơn ta tưởng, trong khi gần đây vẫn có những người nỗ lực xác định một cơ chế giảm khả năng xung đột", — nhà toán học nhận xét.
Nhà khoa học Mỹ đã phân tích những cuộc xung đột vũ trang diễn ra giữa các quốc gia trong giai đoạn từ năm 1823 đến năm 2003. Trong khoảng thời gian này, ghi nhận 95 xung đột lớn giữa các nước khác nhau. Còn từ năm 1940 đến năm 2003, chỉ có 5 xung đột.
Nhà toán học Clauset cũng lập chương trình máy tính tái hiện những cuộc chiến tranh trong giai đoạn này, từ đó xác định tần số và mức độ nghiêm trọng của những sự kiện bạo lực quy mô.
Theo lời nhà khoa học, xác suất xung đột vũ trang toàn cầu là khá cao. Như lưu ý trong công trình nghiên cứu, cần có khoảng 100-140 năm tồn tại không xung đột quy mô toàn cầu để rồi giai đoạn "hòa bình lâu dài" hiện tại thay đổi xu thế phát triển qua nhiều năm.
Dữ liệu lịch sử với xác suất cao cho thấy xung đột vũ trang giữa các quốc gia sẽ xảy ra chính xác trong khoảng thời gian này, nghĩa là cho đến năm 2150.