Bằng con đường đo cường độ bức xạ nhận được từ không gian, các nhà khoa học đã tìm thấy nhóm sao hình thành gần như ngay lập tức sau khi vũ trụ sinh ra theo hình thức mà giới khoa học đã quen thuộc. Tuy nhiên, những ngôi sao đầu tiên chỉ "sống" trong thời gian ngắn — các chuyên viên khoa học nhận thấy rằng, sau Big Bang 180 triệu năm, những ngôi sao khởi nguyên của vũ trụ đã diệt vong ở độ tuổi 70 triệu năm, hay 250 triệu năm sau Big Bang.
Trong khi đó, có thể tìm thấy những ngôi sao đầu tiên nhờ lượng lớn bức xạ cực tím — những "tín hiệu" này đã đạt tới Trái đất qua hàng tỷ cây số, các cụm sao, các hố đen và những thiên hà khác. Các nhà khoa học cho rằng lý giải duy nhất cho sự phát sinh lực tín hiệu như vậy có thể là một vụ nổ lớn, mà trước đó khắp vũ trụ vẫn chưa hề có.