Chiếc tàu quân sự lớn nhất và mạnh nhất của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, cũng như Philippines, Indonesia và Malaysia, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung Đối tác Thái Bình Dương (Pacific Partnership) năm 2018, bắt đầu diễn ra vào cuối tháng hai.
Phía Việt Nam nhận thức được rõ về tính nhạy cảm của tình hình khu vực. Theo các nhà ngoại giao và các nguồn khác quen thuộc với tình hình tại cuộc đàm phán, các phái viên Việt Nam đã làm việc trong nhiều tháng để xóa bỏ sợ lo ngại của Bắc Kinh trước chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Mỹ và triển vọng mở rộng hợp tác an ninh giữa Hà Nội và Washington.
Khi được hỏi về ảnh hưởng của việc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tới thăm Đà Nẵng đến cán cân lực lượng trong tam giác Trung Quốc —Việt Nam — Hoa Kỳ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vùng Nam Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu quốc tế của CHND Trung Hoa, ông Shen Shishun nói như sau:
"Chuyến thăm của tàu sân bay giúp cho cả hai bên sớm đặt được mục tiêu của họ. Đối với Hoa Kỳ, đây là sự gia tăng ảnh hưởng quân sự ở châu Á, đặc biệt ở Biển Đông. Mục tiêu của Việt Nam là giải quyết những vấn đề của họ dựa vào quyền lực của Mỹ. Đồng thời, theo ý kiến của tôi, chuyến thăm này không thể ảnh hưởng đến cán cân lực lượng trong tam giác Trung Quốc-Việt Nam-Hoa Kỳ. Bởi vì nội dung cốt yếu nhất là cả Mỹ và Việt Nam đều muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc. Sau các chuyến viếng thăm cấp cao, mối quan hệ Trung-Việt đang trên đà phát triển. Vì vậy, chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới cảng Việt Nam là một ví dụ về sự hợp tác quân sự song phương, về các mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ. Hơn nữa, khu vực Biển Đông không phải là vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu các mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam dẫn đến những vụ can thiệp thô bạo vào vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ và sẽ áp dụng các biện pháp đối phó. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi: "Mối liên hệ quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có thể dẫn đến đâu?" phụ thuộc hoàn toàn vào lương tâm của hai quốc gia này".
Việc tàu sân bay Mỹ tới thăm Việt Nam không phải là cái cớ để phóng đại quá mức sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, — nhà phân tích quân sự Nga Vladimir Evseev nhận xét. "Hoa Kỳ đang huy động các nguồn lực để khẳng định vị thế bá chủ thế giới của mình, kể cả trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sự cân bằng lực lượng, đặc biệt là lực lượng hải quân, đang thay đổi bất lợi cho Hoa Kỳ ", — chuyên gia cho biết:
Chúng ta thấy rằng, Trung Quốc đang dần dần bắt kịp với Hoa Kỳ trong lĩnh vực hải quân. Để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu, Hoa Kỳ cần phải khẳng định sự hiện diện của mình. Không phải ngẫu nhiên trong số những nước mà tàu sân bay đã ghé thăm hoặc có kế hoạch ghé thăm, là các đối tác gần gũi của Hoa Kỳ hoặc các quốc gia mà Hoa Kỳ muốn để họ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Mặt khác, rõ ràng là Hoa Kỳ đang làm cho mối quan hệ với Nga ngày càng xấu đi. Hoa Kỳ đảm bảo sự có mặt ở vùng Biển Đen, đang xem xét kế hoạch can thiệp vào các cuộc xung đột vũ trang ở Trung Cận Đông. Trong điều kiện này, Hoa Kỳ chỉ đơn giản không có đủ nguồn lực chính trị quân sự để kiềm chế Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kể cả trên biển. Mô hình hành vi này của Hoa Kỳ sẽ dẫn đến việc sức mạnh của họ trên biển sẽ suy yếu dần, vì thế, theo tôi, không nên phóng đại quá mức ý nghĩa của chuyến viếng thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ. Một chuyến thăm chỉ cho thấy sự hiện diện chứ không phải là một bằng chứng cho sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng xây dựng các tàu sân bay và phát triển lực lượng tàu chiến. Nhìn chung, cán cân lực lượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang thay đổi có lợi cho Trung Quốc. Thế thì Mỹ cố gắng can thiệp khắp mọi nơi càng lâu, càng làm trầm trọng mối quan hệ với Nga và Trung Quốc thì vị thế của họ trên phạm vi toàn cầu càng sớm bị suy yếu, kể cả trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đồng thời, các nhà quan sát lưu ý rằng, sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ trong cảng Việt Nam trùng hợp với phiên họp Quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh. Có phải tình cờ ngẫu nhiên? Hoặc đây là một nỗ lực gây áp lực tâm lý quân sự lên Trung Quốc, có chú ý đến việc các chi tiết của chuyến thăm này đã được thảo luận trong vòng một năm. Ví dụ, vấn đề này đã được thảo luận trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch Việt Nam vào ngày 14 tháng Hai.