Vinasun kiện Grab: Phiên toà không đáng có, báo động nhiều hệ luỵ

© Ảnh : ngaynayĐại diện Vinasun (bìa trái) và Grab đang đối đáp tại phiên tòa sơ thẩm ngày 6.2
Đại diện Vinasun (bìa trái) và Grab đang đối đáp tại phiên tòa sơ thẩm ngày 6.2 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng nay, 7/3, Toà kinh tế TAND thành phố HCM tiếp tục thông báo hoãn xử sơ thẩm vụ kiện Vinasun - Grab tiếp tục để thu thập thông tin theo quy định.

Vụ việc đang rất được quan tâm bởi phán quyết của phiên toà này rất quan trọng, có thể tác động tới việc mở hoặc đóng cửa tương lai của toàn ngành dịch vụ xe hợp đồng điện tử, hàng triệu người tiêu dùng bị thiệt hại và là tiền lệ xấu cho môi trường kinh doanh.

Vụ kiện không đáng có

Doanh thu và lợi nhuận sụt giảm thê thảm, cuối 2017, đầu 2018 Vinasun đã cắt giảm gần 9.500 người lao động và… đâm đơn kiện hãng taxi công nghệ Grab, đòi bồi thường 41 tỷ đòng vì cho rằng đơn vị này khuyến mại tràn lan. Sự việc rất được chú ý. Vinasun có lẽ là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam kinh doanh thua lỗ đổ lỗi cho…nghịch cảnh và chỉ dựa trên những cáo buộc mông lung đã "lôi" được một doanh nghiệp lớn — đối thủ cạnh tranh ra toà.

Trước phiên xử vào đầu tháng 2/2018, Vinasun công bố với truyền thồng: đã thu thập đủ bằng chứng bao gồm văn bản, hình ảnh, video… cho thấy Grab vi phạm cạnh tranh thương mại bằng hình thức phá giá mà điển hình trong đó là việc khuyến mại hơn 90 ngày một năm. Vinasun còn cáo buộc Grab là đơn vị kinh doanh vận tải taxi với những lập luận rằng Grab là đơn vị quyết định giá, điều hành xe, tuyển dụng lái xe, quản lý tài xế, thu tiền cước của khách hàng và xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho chuyến đi… giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Grab có ngành nghề kinh doanh vận tải, tên công ty GrabTaxi đồng nghĩa với việc Grab là công ty taxi.

Thế nhưng tại phiên xử sơ thẩm lần 1 vào đầu tháng 2/2018, Vinasun đã không đưa ra được những chứng cứ thuyết phục. HĐXX đã phải ra quyết định tạm dừng phiên tòa để thu thập thêm chứng cứ.  

Trong khi đó, phía Grab lại có đủ cơ sở chứng minh đang thực hiện đúng quyết định 24 của Bộ GTVT với tư cách là nhà cung cấp ứng dụng kết nối. Quyết định 24 thí điểm xe hợp đồng điện tử hiện đang có 10 đơn vị tham gia, trong đó có cả Vinasun với ứng dụng VCAR. Đơn vị này tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ thuế và đã đóng góp hơn 142 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2017, theo xác nhận của chi cục thuế Quận 10.

"GrabTaxi đã tuân thủ Đề án thí điểm nên Phó Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho phép gia hạn thực hiện Đề án thí điểm. Tại Công văn 1755, Phó Thủ tướng Chính phủ "đồng ý kéo dài thời gian thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1850/TTg-KTN ngày 10 tháng 10 năm 2015 cho đến khi Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP) được ban hành và có hiệu lực thi hành. Như vậy, GrabTaxi đã tuân thủ Đề án thí điểm cho nên Phó Thủ tướng mới quyết định cho phép gia hạn việc thực hiện Đề án thí điểm. Đây là vụ kiện không đáng để toà phán xử dựa trên những bằng chứng mông lung của Vinasun và hành động chỉ nhắm vào Grab mà tấn công trong khi còn 8 đối thủ khác cũng cùng có hoạt động như Grab hay Vcar của Vinasun", Tiến sĩ Luật sư Lưu Tiến Dũng nêu quan điểm.

"Chúng tôi rất quan ngại và thất vọng vì vụ kiện này gửi một thông điệp tiêu cực cho các công ty muốn kinh doanh ở Việt Nam. Những vụ kiện không đáng như thế này chiếm tài nguyên và thời gian mà lẽ ra nên dành cho phục vụ khách hàng, lái xe và nhà hoạch định chính sách. Tất cả những cáo buộc của Vinasun chỉ là nguỵ biện và chúng tôi thất vọng vì họ đã sử dụng nó thay vì nên xem lại mô hình kinh doanh, tương lai và sự phát triển của mình trong thời đại cộng nghệ hiện nay. Thay vì kiện tụng, họ nên tập trung vào giải quyết áp lực đang đè nặng trong việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng", ông Jerry Lim, TGD Grab Việt Nam chia sẻ.

Ngay khi thông tin Vinasun kiện Grap và đòi bồi thường,  trên nhiều diễn đàn cũng đã nổ ra các cuộc tranh cãi liệu vụ kiện này có đáng để toà phán xử hay không trong bối cảnh Chính phủ đang hướng đến nền kinh tế kĩ thuật số, nền kinh tế mở thúc đẩy sáng tạo trong công nghệ và bản thân người tiêu dùng có quyền lựa chọn dịch vụ nào tốt và phù hợp trong một môi trường kinh doanh ngày một minh bạch và cạnh tranh hơn. Và cho dù việc xây dựng, quản lý dịch vụ xe hợp đồng điện tử như Grab là một công việc phức tạp song việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho mô hình mới này là việc của các cơ quan chức năng, không vì thế người tiêu dùng Việt bị ngăn cản họ mở cửa tiếp cận với dịch vụ mới, hạn chế quyền tự do chọn lựa của họ cũng như thúc đẩy thị trường dịch vụ phát triển và hội nhập hơn.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng vụ Vinasun kiện Garb còn có thể tạo tiền lệ xấu cho môi trường kinh doanh khi cổ xuý cho doanh nghiệp đi ngược lại xu hướng phát triển sáng tạo của công nghệ,  không tập trung vào lợi ích người dùng khi sự sống còn của DN chính là chất lượng của DN đó với khách, trải nghiệm mới cho khách hàng cũng như phát triển bền vững. Khi kinh doanh thua lỗ không tìm giải pháp căn cơ mà đổ lỗi cho thị trường khắc nghiệt và kiện tụng đối thủ cạnh tranh. Vụ kiện cũng đồng thời đi ngược lại xu hướng của Chính phủ trong việc  khuyến khích, tạo cơ hội cho các Start up, DN công nghệ phát triển. Những vụ việc này có thể tạo ra hiệu ứng gợn sóng trong nền kinh tế quốc tế và làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin vào sự ổn định và môi trường cạnh tranh của thị trường.

© ẢnhKết quả kinh doanh của Vinasun liên tiếp tuột dốc trong khoảng một năm trở lại đây
Kết quả kinh doanh của Vinasun liên tiếp tuột dốc trong khoảng một năm trở lại đây - Sputnik Việt Nam
Kết quả kinh doanh của Vinasun liên tiếp tuột dốc trong khoảng một năm trở lại đây

Cần bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của VinaSun!

 Trước phiên xử sơ thẩm lần 2, luật sư đại diện Grab Việt Nam đã gửi một văn bản trong đó có đầy đủ lập luận và chứng cứ cho thấy phía Vinasun đã không thể đưa ra chứng cứ chứng minh Grab vi phạm, do đó, không có đủ cơ sở để khởi kiện. Bên cạnh đó, việc kết luận, xác định liệu Grab có vi phạm các quy định như phía Vinasun cáo buộc hay không cũng thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và nằm ngoài phạm vi xử lý của vụ án.

"Bộ GTVT là cơ quan được giao và có thẩm quyền xem xét, đánh giá việc Grab có thực hiện đúng đề án thí điểm hay không. Việc xem xét các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hành vi khuyến mại trái pháp luật thuộc thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh, Cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương. Nếu Grab có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chương trình khuyến mại tùy tiện, trái luật (mà thực tế Grab đã tuân thủ đúng quy định về khuyến mại khi các chương trình mà Grab thực hiện chỉ cần phải thông báo đến Sở Công thương nơi thực hiện khuyến mại chứ không cần đăng ký hay xin phép như phân tích dưới đây) cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết phải là Cục Quản lý thị trường của Bộ Công thương. Do đó, căn cứ điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự, Grab đề nghị Toà án đình chỉ giải quyết Vụ án. Trong trường hợp Tòa án không đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án cần phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án cho đến khi có đủ hai sự kiện sau đây: (i) Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực thi hành; và (ii) Bộ Giao thông vận tải hoàn tất việc xem xét đánh giá toàn diện việc Grab thực hiện Đề án thí điểm trong thời gian qua. Trong trường hợp Tòa án không tạm đình chỉ, đề nghị Tòa án bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của VinaSun vì VinaSun đã không chứng minh được bất kỳ vi phạm pháp luật nào của Grab và quan trọng hơn là, trên thực tế VinaSun đã không bị thiệt hại, giảm doanh thu từ hoạt động vận tải trong hai năm 2016 và 2017", Tiến sĩ, luật sư Lưu Tiến Dũng, luật sư khẳng định.

Nguồn: ngaynay

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала