Theo báo cáo của SIGAR, 316,3 triệu đô la dành cho các dự án liên quan đến phát triển nông nghiệp, ngân hàng, ngành dầu khí, công nghiệp khai thác mỏ cũng như lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, một số hợp đồng đã chỉ được thực hiện một phần. 359,5 triệu đôla đã được chi tiêu bổ sung để hỗ trợ các dự án, bao gồm cả hậu cần, tư vấn và quản trị.
Said Masoud, chuyên gia kinh tế và giáo sư Đại học Kabul, giải thích với Sputnik rằng những dự án này không hỗ trợ cơ bản cho nền kinh tế Afghanistan.
Ông lưu ý việc đã không chú ý đến sự phát triển lĩnh vực chính của nền kinh tế đất nước — sản xuất trong nước, gia tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu:
"Thật không may, những mục tiêu mà quỹ đã được phân bổ, cụ thể là gia tăng sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu đã không đạt được", giáo sư lưu ý.
Theo ông, nguyên nhân chính cho sự thất bại của chương trình là ở Afghanistan chiến tranh vẫn tiếp tục 16 năm qua, trong thời gian đó đất nước biến thành một đấu trường cạnh tranh của nước ngoài. Ngoài ra, còn do nguyên nhân tham nhũng của các cơ quan công quyền. Theo ông, từ những ngày đầu tiên người nước ngoài thò tay vào ngân sách dành cho sự phát triển kinh tế Afghanistan thì đất nước không thể tự mình xử lý ngân quỹ này.
Về sự thất bại của chương trình phục hồi kinh tế Afghanistan của Mỹ, ông lưu ý đến các tác động tiêu cực của nước ngoài vào sự phát triển nền kinh tế quốc gia:
"Nhiều nguyên nhân là chính sách của các nước láng giềng, không cho phép thực hiện chương trình. Ngoài ra, nó (chương trình) không phải là cơ bản".
Ramazan Bashardust, thành viên của Quốc hội Afghanistan nói đó không phải là sự trợ giúp người dân Afghanistan:
"Một số phương tiện truyền thông, trong đó có Mỹ, cho biết với một nửa số tiền mà Mỹ đã chi ở Afghanistan, họ đã có thể làm sống lại nền kinh tế 16 quốc gia trong khuôn khổ Kế hoạch Marshall (Chương trình Phục hồi Châu Âu" trong giai đoạn hậu Thế chiến 2 — Sputnik). Tuy nhiên, ở Afghanistan, viện trợ của Mỹ tỏ ra không hiệu quả".
Ông Bashardust cho biết tình hình kinh tế trong nước khá khó khăn:
"Các báo cáo trong những tuần gần đây cho thấy 30 phần trăm dân số Afghanistan đang đói. Afghanistan chiếm vị trí thứ ba trên thế giới về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Trong 16 năm qua không một nhà máy mới nào được xây dựng".