“Nghề bưng” và “nghề thổi”

© Ảnh : Lao ĐộngMobifone\avg
Mobifone\avg - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhắc lại một chút về câu chuyện AVG vì báo chí trong đó có báo Pháp luật Việt Nam đã nói rất cụ thể. Chuyện xin nói thêm là: Mobifone mua 95% cổ phần của AVG với giá 8.889 tỉ đồng, nhưng dưới bàn tay của các “phù thủy”, AVG được định giá cao gấp đôi, gấp 3, thậm chí 33.299 tỉ. Họ đã làm điều đó như thế nào?

Dưới bàn tay của các "ảo thuật gia" tốc độ tăng trưởng doanh thu của AVG năm sau đều cao hơn năm trước từ 150% — 214%; lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2017 — 2020 năm sau cao hơn năm trước từ 150% — 503%. Các "ảo thuật gia phù thủy" thẩm định giá trị Mobifone là 16.565 tỉ đồng, từ đó giúp Công ty này đàm phán và ký hợp đồng chuyển nhượng 95% cổ phần AVG với mức giá 8.889 tỉ đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản nhà nước.

Lưu ý, theo khoản 5 Điều 25 Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ thì các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải công bố thông tin hoạt động của mình. Tuy nhiên, MobiFone đã giấu nhẹm. Đáng tiếc, rằng không chỉ Mobifone mà nhiều DNNN như vậy và tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Tính đến hết năm 2017, mới có gần 43% DNNN gửi báo cáo đến Bộ KHĐT để công bố thông tin. Điều đáng nói là kể cả các cơ quan chủ quản cũng phớt lờ nghĩa vụ báo cáo. Đến cuối năm 2017 mới có 6/15 Bộ và cơ quan ngang bộ, 8/63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương và 6/6 tập đoàn kinh tế có chuyên mục riêng về công bố thông tin theo quy định này (Đáng tiếc, khi thiết kế 81/2015/NĐ-CP, cơ quan chủ trì soạn thảo không nghĩ tới chế tài mạnh về xử lý các cá nhân, tập thể cố tình che giấu thông tin. Tư duy, nhà nhà nước thì mẫu mực đã sai).

Hiện nay, khu vực DNNN dẫu đã và đang cổ phần hóa, nhưng họ đang "nắm giữ" nhiều nguồn lực của đất nước. DNNN huy động một số vốn khổng lồ, gần 28% tổng vốn của toàn bộ DN sản xuất kinh doanh, không ít trở thành nợ công. Vậy nhưng họ chỉ tạo ra lợi nhuận khiêm tốn 27,7% lợi nhuận của toàn bộ DN; đóng góp chỉ hơn 277.000 tỉ đồng vào ngân sách. Đó là những "nghịch lý Việt Nam".

Trong nhiều năm nay, các DNNN luôn bị phát hiện còn nhiều tồn tại, sai sót, trong công tác quản lý tài chính, tài sản công như để phát sinh nợ phải thu khó đòi, hàng hóa tồn kho, ứ đọng; hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư ra nước ngoài thấp; xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, giá trị thực tế tài sản cố định, giá trị các khoản đầu tư tài chính không đầy đủ hoặc bàn giao tài sản không đúng thực tế dẫn đến xác định thiếu giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa; quản lý đất đai lỏng lẻo, thiếu hồ sơ pháp lý, bị lấn chiếm. DNNN trở thành "khu vực" hoành hành của "lợi ích nhóm" như ai cũng biết.

Từ câu chuyện Mobifone mua 95% cổ phần của AVG cho thấy, DNNN đang cố tình bưng bít và chờ được "thổi". Động cơ và hệ lụy, không nói ra ai cũng biết.

Nguồn: baophapluat

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала