Những phi công giỏi nhất của Mỹ bất lực trước tên lửa Liên Xô ở Việt Nam

© Ảnh : Witkowski MarcinTên lửa của Liên Xô SA-75 "Dvina"
Tên lửa của Liên Xô SA-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những năm 1967-1968 được coi là giai đoạn mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vì vậy, bây giờ 50 năm sau các sự kiện đó, báo chí Mỹ tập trung chú ý đến giai đoạn đó và ngày càng có nhiều bài viết ca ngợi "chủ nghĩa anh hùng của những người lính Mỹ" và "chiến thắng của vũ khí Mỹ".

Gần đây, tạp chí nổi tiếng của Mỹ The National Interest đã đăng tải bài viết dài về những nỗ lực của Hoa Kỳ phá hủy các đài radar của tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô, mà các tổ hợp này đã bắn rơi những máy bay Mỹ ném bom xuống Việt Nam.

Máy bay F-105D-30-RE của không quân Mỹ, năm 1960 - Sputnik Việt Nam
Đòn sốc cho Mỹ: Đặc công Việt Nam tập kích xóa sổ căn cứ siêu bí mật của Hoa Kỳ

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ bắt đầu ném bom xuống miền Bắc Việt Nam để phá hủy nguồn cung cấp và giúp đỡ cho các lực lượng yêu nước miền Nam Việt Nam. Các pháo phòng không của Việt Nam không thể bắn hạ những máy bay Mỹ bay ở độ cao lớn, và những quả bom đã gây ra thiệt hại rất lớn. Vào giữa năm 1965, trong lực lượng phòng không của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nước đã xuất hiện các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô S-75 "Dvina". Vào ngày 24 tháng 7 năm 1965, ngay trong trận đánh đầu tiên gần Hà Nội, các tổ hợp này đã bắn hạ 3 máy bay Mỹ F-4C Phantom. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lực lượng phòng không khi tổ hợp tên lửa phòng không SAM được sử dụng chống lại máy bay ném bom siêu thanh. Ở giai đoạn đầu tiên, các chuyên gia Liên Xô và sau đó các chiến sĩ tên lửa Việt Nam do họ huấn luyện chỉ dùng ít hơn hai quả đạn tên lửa bắn trúng 1 chiếc máy bay Mỹ. Trên thực tế đây là công việc của tay bắn tỉa. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam Nikolai Kolesnik, người trong những năm đó đã chỉ huy tiểu đoàn tên lửa phòng không S-75, khẳng định:

"Việc sử dụng thành công các tên lửa phòng không của Liên Xô đã gây sốc cho Hoa Kỳ, đặc biệt cho các phi công Mỹ: giai đoạn ưu thế trên không và khả năng thả bom xuống miền Bắc Việt Nam mà không bị trừng trị đã kết thúc. Các tổ hợp tên lửa của Liên Xô đã làm suy yếu tinh thần chiến đấu của các phi công Mỹ. Đã có những trường hợp  phi công Mỹ bật dù thoát được ra ngoài ngay sau khi  thiết bị trên máy bay ghi nhận vụ phóng tên lửa. Một số phi công đã từ chối nhiệm vụ bay vào không phận miền Bắc Việt Nam oanh tạc, mặc dù ban chỉ huy đã nâng mức tiền bay cho mỗi phi vụ không kích. Họ đã gọi khu vực hoạt động của các tổ hợp tên lửa phòng không là "Zone-7", cụm tiếng lóng Mỹ có nghĩa là bảy bảng cho chiếc quan tài, và quả tên lửa đã được gọi là "cột điện bay" khó có thể né tránh".

© Ảnh : Matt Morgan F-4 Phantom II
 F-4 Phantom II - Sputnik Việt Nam
F-4 Phantom II

Khi đó tờ báo Mỹ "Daily News" đã viết rằng, "lực lượng tên lửa phòng không của Việt Nam là thứ vũ khí đáng gờm nhất mà các phi công Mỹ từng gặp. Không có vũ khí phòng không nào khác với độ chính xác cao như vậy. Trên độ cao hơn 5.000 feet… (1,5 km) độ chính xác của tên lửa là rất cao, bất chấp những nỗ lực của chúng tôi gây nhiễu radar. Để thực hiện nhiệm vụ, các phi công Mỹ phải bay ở độ cao thấp hơn nhiều do đó các máy bay trở thành mục tiêu dễ bị tổn thương bằng hỏa lực của các tổ hợp tên lửa".  Ngoài ra, các chiến sĩ tên lửa đã áp dụng thành công chiến thuật phục kích: thay đổi nhanh chóng vị trí tổ hợp sau mỗi trận chiến, các tổ hợp SAM đã tấn công vào máy bay địch từ những nơi chúng không chờ đợi. Người Việt Nam rất khéo léo ngụy trang các vị trí tên lửa và thay thế các vị trí cũ bằng các hệ thống phòng không giả được làm bằng tre, mà nếu nhìn từ độ cao không khác gì so với vị trí thật, đây là mồi tốt và là cái bẫy thực sự cho máy bay địch.

© Ảnh : Public domainMáy bay F-105 mang tên lửa chống radar Sơrai (AGM-45 Shrike).
Máy bay F-105 mang tên lửa chống radar Sơrai (AGM-45 Shrike). - Sputnik Việt Nam
Máy bay F-105 mang tên lửa chống radar Sơrai (AGM-45 Shrike).

Các phi công Mỹ đã thu lượm nhiều kinh nghiệm và được huấn luyệm tốt để tiến hành các hoạt động chiến đấu. Họ nhanh chóng thay đổi chiến thuật, sử dụng các loại nhiễu. Nhưng, điều đó vẫn không mang lại kết quả, và họ buộc phải liên tục tìm kiếm và thực hiện những chiến thuật mới và sử dụng những phương pháp tác chiến và kỹ thuật mới để chống lại các tiểu đoàn tên lửa phòng không. Một trong những phương pháp là chương trình đấu tranh chống lại đài radar của hệ thống phòng không  Liên Xô được gọi là Wild Weasel, mà tờ The National Interest cũng nhắc đến. Vào tháng 10 năm 1965, Hoa Kỳ đã chế tạo thiết bị đặc biệt phát hiện radar bằng chùm tia. Kể từ tháng 5 năm 1966, thiết bị này được bố trí trên các máy bay F-105F thường bay với sự hộ tống của các máy bay ném bom F-105D Thunderchief. Để tiêu diệt các radar, máy bay F-105F đã sử dụng tên lửa Shrike. Tuy nhiên, các chiến sĩ tên lửa của Liên Xô và Việt Nam đã có phương pháp riêng vô hiệu quá Shrike. Thiếu tướng Vyacheslav Kanaev, mà trong năm 1966 ông đã chỉ huy pháo đội trong trung đoàn tên lửa phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam hồi tưởng lại:

"Khi binh sĩ tên lửa có kinh nghiệm nhận thấy một quả tên lửa tách khỏi máy bay — đây là Shrike — chúng tôi đã quay ăng-ten về phía khác và tắt điện, rồi sau 10-15 giây có thể nghe tiếng nổ, "món quà từ bên kia đại dương "nổ tung cách vị trí chúng tôi một nửa km, rơi xuống khu rừng hoặc cánh đồng lúa".

Tên lửa của Liên Xô S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
"Dvina" - lá chắn pháo-tên lửa của Việt Nam

Vào tháng Mười Hai năm 1967, Mỹ bắt đầu sử dụng bộ gây nhiễu mới "làm mù" các tên lửa Liên Xô. Nếu trước đó các chiến  sĩ đã sử dụng 1-3 quả tên lửa để bắn hạ một máy bay Mỹ thì bây giờ phải sử dụng 9-10 quả. Các chuyên gia đến từ Liên Xô đã chấn chỉnh lại tất cả các tổ hợp tên lửa tham gia chiến đấu, đã kiểm tra thông số của hơn một nghìn tên lửa, sắp xếp và phân tán chúng, tổ chức các lớp huấn luyện cho sĩ quan. Rồi vào đầu tháng Một năm 1968, khi có điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, người Mỹ đã quyết định thực hiện một vụ không kích mới vào Hà Nội có sử dụng bộ gây nhiễu, họ phải đối mặt với tình huống bất ngờ: khả năng chiến đấu của lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam đã được khôi phục hoàn toàn.

Có tính đến những kinh nghiệm hoạt động chiến đấu ở Việt Nam, các chuyên gia không ngừng hiện đại hoá hệ thống phòng không Dvina, nhờ đó tổ hợp này có khả năng bắn hạ tất cả các loại máy bay Mỹ trong điều kiện phức tạp. Điều này trở nên rõ ràng vào tháng 12 năm 1972  khi Mỹ tiến hành chiến dịch "Linebacker II" có sử dụng hơn 700 phi cơ chiến đấu, kể cả 83 máy bay ném bom chiến lược "pháo đài bay" B-52, thả 13 nghìn tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và Đường Hồ Chí Minh. Hệ thống phòng không của Việt Nam được thành lập với sự trợ giúp của các chuyên gia quân sự Liên Xô, đã đứng vững được trong trận đánh phức tạp này kéo dài "12 ngày đêm đất trời bốc lửa". Cụ thể, với tổng số 239 quả tên lửa, các tổ hợp tên lửa phòng không Dvina của Liên Xô đã bắn hạ 31 chiếc B-52. Đối với người Mỹ, đó là một cú đánh rất mạnh buộc họ ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt  chiến tranh vào ngày 27 tháng 1 năm 1973. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, trong cuộc đối đầu với hệ thống phòng không Xô Viết ở Việt Nam, Mỹ đã bị đánh bại hoàn toàn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала