Theo ông, về mặt kỹ thuật, vào ngày 19 tháng 4, chúng ta sẽ biết ai trở thành chủ tịch mới của Hội đồng Nhà nước. Theo thông lệ chính trị Cuba, người này được coi là Chủ tịch nước, và theo Hiến pháp người này cũng là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Vì vậy, nhà lãnh đạo có quyền lực kép.
Bây giờ độ tuổi bình quân của các đại biểu Quốc hội là 49, mà điều đó, theo ông Guanche, "trái với các ý kiến cho rằng, chỉ có một "thế hệ lịch sử" đang cầm quyền ở Cuba. Ngược lại, ở Cuba có một thế hệ mới, nhiều đại diện của thế hệ này giữ chức vụ cao, họ đã thu lượm những kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực này, ví dụ như Phó Chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Nhà nước Miguel Díaz-Canel", — ông Guanche nói. — Miguel Díaz-Canel đã trải qua các cấp độ lãnh đạo: cả trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản cũng như trong các cơ quan nhà nước.
Trong bối cảnh thay đổi nhà lãnh đạo, điều quan trọng nhất là tạo điều kiện cho "thế hệ mới thể hiện bản thân, cho Diaz Kanel hoặc những người khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Cuba sẽ phải đối mặt với những thay đổi cơ bản", — ông Guanche giải thích thêm.
Nhà khoa học nhận xét rằng, khác với ý kiến phổ biến rằng, Castro nắm trong tay quyền lực ở Cuba, trên thực tế, Cuba phân bổ quyền lực chính quyền, bởi vì "Hội đồng Nhà nước là một cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, đại diện cho Quốc hội giữa các kỳ họp". Theo ông Guanche, mặc dù theo Hiến pháp, Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực chính, nhưng, trên thực tế thì không. Điều này được xác nhận bởi thực tế rằng, số đạo luật do Hội đồng Nhà nước phê duyệt là nhiều gấp ba lần so với Quốc hội.
Ở Cuba có cả những công cụ quyền lực khác, chẳng hạn như Lực lượng Vũ trang Cách mạng và các cơ chế quản lý kinh tế và thực hiện cải cách.
"Đôi khi các cơ chế này thể hiện tính độc lập trong vấn đề cải cách kinh tế trên đảo, bỏ qua ngay cả quyền lực cao nhất. Nhiều nhân vật lãnh đạo đã từng làm việc trong các cơ quan này, trong mười năm qua những người này đóng vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế và đã củng cố đáng kể vị thế của mình", — ông Guanche nói.
"Điều này có nghĩa là, ông Díaz-Canel hoặc nhân vật khác sẽ được bầu làm người đứng đầu nhà nước sẽ phải đối phó với những nhóm quyền lực khác nhau mà trước đây ông không tham gia", - chuyên gia Cuba nói với Sputnik.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo mới sẽ phải đối mặt với tình huống phức tạp: các đại diện của "thế hệ lịch sử", chẳng hạn như các ông Raúl Castro, Ramiro Valdés và Machado Ventura, sẽ trở thành đại biểu Quốc hội sau khi ra khỏi Hội đồng Nhà nước.
"Tức là, trong trường hợp này, các nhân vật lớn sẽ đóng vai trò lãnh đạo giữa các nhà lãnh đạo, mặc dù không giữ chức vụ quan trọng", — ông Guanche nhận xét.
Trong khi đó, ông Raul Castro không bày tỏ ý muốn rời khỏi chức vụ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, mà theo Hiến pháp, chính cơ quan này lãnh đạo nhà nước, - ông Guanche giải thích thêm. Theo kế hoạch, Đại hội tiếp theo của Đảng Cộng sản sẽ tiến hành vào năm 2021, và nếu đến thời điểm đó Raul Castro không rời khỏi ghế Bí thư thứ nhất, ông sẽ vẫn là nhân vật số 1 trong nước.
"Nói cách khác, theo Hiến pháp, Raul Castro sẽ có thể lãnh đạo Diaz-Canel", - ông Guanche nói. Ngoài ra, nếu em trai Fidel trở thành đại biểu Quốc hội thì sẽ có nhiệm kỳ 5 năm nữa. Năm 2023, thành phần Quốc hội sẽ được đổi mới, đến thời điểm đó Raul sẽ có 92 tuổi. "Do đó, chừng nào Raúl Castro chưa từ bỏ vị trí của mình, ông sẽ vẫn là người lãnh đạo Cuba", — ông Guanche kết luận.