"Như tôi thấy, đã đến lúc phải tìm kiếm một chương trình nghị sự cho tương lai, để thống nhất, để hàn gắn các vết thương của đất nước (Mỹ) và để khôi phục nó trở về trạng thái khỏe mạnh và tự tin, lạc quan", ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh thêm trong bài diễn văn tại Tulane.
Với nhiều nhà quan sát lúc bấy giờ, tuyên bố của Tổng thống Ford cho thấy, Washington không còn muốn dính líu đến một cuộc chiến đã kéo quá dài, gây quá nhiều tốn kém và từng có lúc tạo sự chia rẽ ngay trong chính nội bộ nước Mỹ. Một số ý kiến khác lại cho rằng, đó có thể là lời thú nhận thất bại cay đắng của lãnh đạo Nhà Trắng đối với sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Vào thời điểm năm 1975, dù đã rút hết binh sĩ ra khỏi miền nam Việt Nam theo Hiệp định Paris 1973, Mỹ vẫn duy trì các "cố vấn dân sự", nhân viên tình báo và các hình thức can thiệp khác, bao gồm cả việc đại sứ Mỹ thường xuyên gặp gỡ, thảo luận với các quan chức cấp cao của chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Tuy nhiên, sau các thất bại nặng nề của quân đội VNCH ở Tây Nguyên, Huế và Đà Nẵng trong tháng 3 và tháng 4/1975, quân Giải phóng đã kiểm soát được 3/4 lãnh thổ Việt Nam, đánh quỵ các sư đoàn chủ lực của VNCH và đang dàn quân chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng với thế áp đảo hoàn toàn.
Tuyên bố của Tổng thống Ford ngày 23/4/1975 do đó dường như ám chỉ, người Mỹ đã mất hết hy vọng duy trì sự tồn tại của chính quyền VNCH, dù bằng ngoại giao hay quân sự. Các nỗ lực của Mỹ bấy giờ sẽ chỉ còn tập trung vào hoạt động di tản bằng đường không. Trước đó 5 ngày, vào ngày 18/4/1975, chính Tổng thống Ford đã ra lệnh di tản toàn bộ người Mỹ khỏi Sài Gòn.
Trong số phát hành ngày 5/5/1975, bình luận về tuyên bố của Tổng thống Ford ngày 23/4, tạp chí Newsweek viết, việc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh ở Việt Nam đã hủy hoại niềm tin của người Mỹ vào các lãnh đạo của họ. Nhiều người Mỹ thậm chí tin rằng, họ đã bị chính phủ lừa phỉnh và phản bội.
23rd April 1975 (42 years)
— On This Day In… (@ThisDayInPast) 23 апреля 2017 г.
President Gerald Ford says the Vietnam War is finished as far as America is concerned. pic.twitter.com/Vh7QAVzaed
Theo Newsweek, chiến tranh ở Việt Nam đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống Mỹ và là "chương đen tối nhất trong lịch sử Mỹ một thế kỷ qua. Nước Mỹ sẽ mất nhiều năm để khắc phục hậu quả của những gì đã làm ở Việt Nam".
Gerald Ford announced 43 years ago today conditional amnesty for Vietnam War deserters & draft evaders https://t.co/FM6EabujRE pic.twitter.com/uuufL77XVF
— Rick Brutti (@Rbrutti) 16 сентября 2017 г.
Theo báo Politico, vào thời điểm Tổng thống Ford phát biểu ở Tulane, các con số thống kê chính thức ghi nhận, số người Mỹ chết trong khi tham chiến hoặc trong lúc làm nhiệm vụ khác ở Việt Nam tính đến lúc đó đã tăng lên hơn 58.000 người.
After Vietnam War, a U.S. army intel officer returned to track down an enemy spy https://t.co/yp7PxR9bjI pic.twitter.com/VtIWdAnG8V
— Newsweek (@Newsweek) 18 октября 2017 г.
Ở Mỹ, rất nhiều người đã đổ ra các đường phố nhảy múa, ăn mừng khi tổng thống tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Song, ở miền nam Việt Nam, tuyên bố của Tổng thống Ford như cú tát trời giáng đối với chính quyền VNCH, vốn đang bấn loạn và cầu khẩn sự trợ giúp của Mỹ khi quân Giải phóng đã siết chặt các gọng kìm bao vây Sài Gòn.
Chỉ 3 ngày sau đó, vào lúc 17h chiều ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân của lực lượng Giải phóng cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của quân đội VNCH tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của VNCH.
10h45 ngày 30/4/1975, xe tăng của quân Giải phóng tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Tổng thống VNCH Dương Văn Minh đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h30 cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa nhà Phủ tổng thống, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nguồn: VietnamNet