Cảnh sát 113 có quyền kiểm tra giấy tờ xe?

© Ảnh : dantricảnh sát 113
cảnh sát 113 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tôi đang điều khiển máy xúc công trình thì một số cảnh sát 113 đến kiểm tra, yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ xe. Xin hỏi việc đó có được pháp luật cho phép không?

Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông tại điều 11 quy định như sau: Điều 11. Huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp tuần tra, kiểm soát.

Trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24.3.2010 của Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết và Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 2.7.2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP.

Một nhóm đối tượng chừng 15 – 16 người chặn xe ôtô trong đêm vắng, xin đểu tiền, hai nhà báo Trần Quang Khởi (Báo ĐS&PL) và Lương Quốc Doanh (Báo PL&XH) - Sputnik Việt Nam
Cảnh sát 113 Hưng Yên tắc trách trước cuộc gọi kêu cứu trong đêm của hai nhà báo

Việc huy động các lực lượng cảnh sát khác trong các trường hợp cần thiết theo Nghị Định số 27/2010/NĐ-CP Điều 4. Những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị — xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.

2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.

4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 6. Trình tự, thủ tục huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1. Căn cứ các trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định tại Điều 4 Nghị định này thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này quyết định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

2. Khi nhận được Quyết định hoặc Kế hoạch huy động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị được huy động phải bố trí lực lượng, tổ chức triển khai việc huy động.

Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Cảnh đổ nát do máy bay rơi ở Indonesia - Sputnik Việt Nam
Tất cả 113 người trên chiếc máy bay bị rơi ở Indonesia đều thiệt mạng

2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:

a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.

Căn cứ theo các quy định trên lực lượng cảnh sát khác khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng. Nếu trường hợp của bạn đã có kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Nguồn: dantri

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала