Đương nhiên vào thời điểm cuộc gặp trên bán đảo Triều Tiên vừa kết thúc, vẫn còn sớm để có thể đưa ra bình luận đánh giá toàn diện, tuy vậy GS-TS Mạch Quang Thắng có mấy nhận xét sơ bộ như sau:
Hai là, vẫn còn dè dặt để nhìn tới triển vọng thực hiện thỏa thuận này. Quan hệ quốc tế giữa các cộng đồng quốc gia suốt thời gian khá dài đã xói mòn niềm tin chiến lược. Hai miền Triều Tiên cũng vậy. Nay gió đổi chiều có vẻ quá nhanh, dường như khiến công luận ngỡ ngàng. Do vậy, sự dè dặt trong niềm tin vào tương lai ở bán đảo này là có cơ sở, từ chỗ cái hố ngăn cách hai miền quá lớn.
Ba là, dù sao chăng nữa vẫn hào hứng cho từ cú hích độc đáo này phải đi tới thống nhất hai miền Triều Tiên thành một quốc gia. Đương nhiên quá trình thống nhất này phải có lộ trình, lắm gian nan và không thể sớm được. Và, như vậy, đây là một loại hình thống nhất đất nước rất đặc biệt, khác hoàn toàn với kiểu thống nhất nước Đức, thống nhất nước Việt Nam và thống nhất nước Yemen. Nếu nó diễn ra suôn sẻ thì đây là cuộc đoàn tụ không đổ máu. Chuyên gia khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ: "Biết rằng, việc thống nhất ở mỗi nước đều phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng, cụ thể của từng nước vào bối cảnh quốc tế lúc đó, nhưng tôi mong đợi kiểu thống nhất này, sự thống nhất của lòng tin, của sự hòa giải và hợp dân tộc, của một khát vọng mang tính nhân bản của con người".
Viễn cảnh thế giới hòa bình vẫn đang ở dạng khát vọng hơn là thực tế bởi hòa bình còn là giá trị mong manh. Nhân loại có quyền hy vọng vào những điều thánh thiện, để có thể khẳng định đó không phải là cái gì xa xỉ, — GS-TS Mạch Quang Thắng kết luận.