Em Phạm Công Danh là đồng phạm nhưng không bị khởi tố

© Ảnh : Huyền Trâm/BizliveÔng Phạm Công Danh tại tòa
Ông Phạm Công Danh tại tòa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Phạm Công Trung giúp sức cho anh trai Phạm Công Danh dùng các pháp nhân vay vốn nhưng không bị khởi tố.

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa mới hoàn tất bản điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trong vụ án Phạm Công Danh cùng đồng bọn "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng.

Ông Trầm Bê tại tòa - Sputnik Việt Nam
Vì sao tòa trả hồ sơ đại án Phạm Công Danh - Trầm Bê?

Trước đó, sau 5 ngày nghị án, sáng 7/2, HĐXX xét vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, thiếu nhiều chứng cứ không thể bổ sung tại phiên tòa nên tuyên trả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung vụ Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng 44 đồng phạm.

Cụ thể, tòa cho rằng cần điều tra bổ sung làm rõ một số vấn đề:

Thứ nhất, qua xét hỏi công khai tại toà, các bị cáo là cán bộ của các ngân hàng khác, các bị cáo không quen biết Phạm Công Danh, chỉ biết VNCB và Phạm Công Danh giới thiệu, không biết được dòng tiền đổ về cho Phạm Công Danh. Luật sư và các bị cáo cho rằng không đồng phạm với Phạm Công Danh. Vấn đề này cần được làm rõ.

Bà Hứa Thị Phấn bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Do bị lâm bệnh nên bà Phấn được tại ngoại điều tra. - Sputnik Việt Nam
"Ảo thuật gia" Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 6.300 tỷ rồi...bệnh liệt giường
Thứ hai, bị cáo Trầm Bê cho rằng cùng hành vi vi phạm nhưng chỉ mình bị cáo bị truy tố. Bị cáo cho rằng mình làm đúng quy định, sai sót chỉ là vấn đề nghiệp vụ của cấp dưới. Bị cáo không biết mục đích vay tiền, Danh dùng tiền làm gì. Bị cáo không phục kết luận của Viện kiểm sát.

Qua hai vấn đề trên, tòa đề nghị Viện kiểm sát làm rõ, đảm bảo khách quan, không làm oan, không bỏ lọt tội phạm.

Trong bản kết luận điều tra bổ sung, CQĐT xác định ông Phạm Công Danh đã lập nhiều công ty, sau đó dùng tiền của VNCB bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay tiền của các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV. Số tiền vay được, Phạm Công Danh đã sử dụng vào mục đích riêng.

Bị cáo Phạm Công Danh. - Sputnik Việt Nam
"Nút thắt cần mở" trong đại án Phạm Công Danh
Một điểm mới trong bản kết luận điều tra bổ sung của cơ quan chức năng là ông Phạm Công Trung — em trai Phạm Công Danh đã thành lập nhiều công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, giúp sức cho anh trai mình dùng các pháp nhân để vay vốn. Ông Trung cũng chỉ đạo cháu mình ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, giúp Phạm Công Danh vay tiền của BIDV.

Quá trình điều tra, có cơ sở căn cứ về hành vi của Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh.

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ tội "Cố ý làm trái…"; ông Trung đang điều hành Công ty Thiên Thanh, Công ty này đang hoạt động bình thường và phối hợp với công an giải quyết vấn đề dân sự của vụ án.

Vì vậy, cơ quan điều tra đã không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự với Phạm Công Trung.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала