Thủ Thiêm "của" ông Võ Văn Kiệt. Thủ Thiêm của người giàu.Thủ Thiêm của nước mắt dân nghèo

© Ảnh : Nguyễn công thànhThủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500kv Pleiku ngày 3-11-1993
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500kv Pleiku ngày 3-11-1993 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Võ Văn Kiệt đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần: "Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề của sự phát triển".

Nghịch cảnh ông Võ Văn Kiệt muốn xóa lại tái diễn

Ông Võ Văn Kiệt đã có hai quyết định rất lớn về Thủ Thiêm, đó là phê duyệt Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm và làm hầm Thủ Thiêm.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã bị thất lạc bản đồ quy hoạch. - Sputnik Việt Nam
Infographic: 16 năm khiếu nại của người dân Thủ Thiêm
Thủ Thiêm, vùng đất chỉ cách trung tâm thành phố 300m đường chim bay, cạnh sông, 3 mặt đều tiếp xúc với trung tâm thành phố, nhưng lại không thể phát triển được vì biệt lập.

Khi nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược Võ Văn Kiệt phê duyệt dự án Khu đô thị và làm hầm, ông muốn để đánh thức Thủ Thiêm và xóa đi nghịch cảnh: Bên này sông thì đô thị phồn hoa sáng lòa, bên kia sông thì ổ chuột, rách rưới, tăm tối.

Sau 22 năm ngày ông Võ Văn Kiệt phê duyệt, nghịch cảnh ấy lại tái diễn ngay chính trong lòng Thủ Thiêm: Một bên là các đại dự án sang chảnh được hoàn thiện rất nhanh, còn bên kia là những người dân mất đất, mất nhà, chui rúc trong những căn hộ ổ chuột, đi lại trên những con đường bẩn thỉu ngập nước, kệ cho nước mắt rơi và lời kêu cứu hàng chục năm vẫn còn dang dở…

Là một người có nhiều xé rào để phát triển mạnh mẽ, nhưng ông Võ Văn Kiệt không bao giờ quên người nghèo: "Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề của sự phát triển. Phải có những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo".

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND trả lời cử tri quận 2 - Sputnik Việt Nam
Bốn vấn đề 'nóng" ở Thủ Thiêm sau kỷ lục 6 giờ đối thoại
Theo GS Trần Thành, nguyên viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Kiệt đã rút ra bài học: Cái gì được dân đồng tình, ủng hộ là ta đúng, cái gì bị dân phản đối là ta sai.

Bà Trần Thị Mỹ 77 tuổi, cùng rất nhiều người khác, đi khiếu kiện để phản đối "quy hoạch băm nát" từ khi tóc còn xanh. Bây giờ tóc bà đã bạc trắng cả, nhưng chưa có ai nhận sai và bị xử lý vì sai.

Trong nỗi bức xúc tích tụ lâu năm, bà vẫn nhìn nhận rất rạch ròi: Quyết định phê duyệt dự án của Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất nhân văn vì đã đặt khu vực trung tâm đô thị và tái định cư gần nhau, để dân Thủ Thiêm tái định cư sẽ là những người đầu tiên hưởng lợi từ sự phát triển của một khu đô thị tài chính, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Nếu một dự án trở thành cuộc xâm lăng của những người "da trắng", truy đuổi dân nghèo bản địa, dù có nhân danh phát triển thì đến thế nào, thì những kẻ trục lợi cũng không bao giờ giấu được bộ mặt thật tàn nhẫn.

© Ảnh : Chí HữuBà Nguyễn Thị Kim Phượng (P.Bình An, Q.2, TP.HCM) bị cưỡng chế cách đây chục năm. Gia đình bà phải dựng tạm chòi tôn sống qua ngày trên chính nền đất cũ.
Bà Nguyễn Thị Kim Phượng (P.Bình An, Q.2, TP.HCM) bị cưỡng chế cách đây chục năm. Gia đình bà phải dựng tạm chòi tôn sống qua ngày trên chính nền đất cũ.  - Sputnik Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Kim Phượng (P.Bình An, Q.2, TP.HCM) bị cưỡng chế cách đây chục năm. Gia đình bà phải dựng tạm chòi tôn sống qua ngày trên chính nền đất cũ.

Điều gì ám ảnh hơn cả những bức ảnh báo chí xuất sắc?

Trong vụ Thủ Thiêm, nhiều tờ báo đã có những tấm ảnh báo chí xuất sắc:

Ông Võ Viết Thanh - Sputnik Việt Nam
Cựu chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh nói sự thật về tấm bản đồ Thủ Thiêm
Một người khuyết tật chống nạng đi trên con đường đất ngập nước trong khu đô thị. Ngay bờ đất phía sau con đường, là dãy nhà chọc trời có mũi tháp nhọn hoắt đâm lên nền trời.

Những ông già bà lão mặt khắc khổ đứng trước ngôi nhà bị đập phá thu hồi, mờ mờ ngay phía sau họ là những cao ốc sáng lòa.

Dãy nhà tạm cư tồi tàn, bẩn thỉu của những người bị thu hồi nhà chờ tái định cư, như một nốt ghẻ phía trước dãy chung cư cao cấp.

Người vợ già vừa chăm chồng bại liệt vừa ròng rã gõ cửa cơ quan công quyền, đòi công lý.

Và rất nhiều bức ảnh có nước mắt. Những tấm ảnh khóc thật, trên gương mặt nhăn nheo và tuyệt vọng này rất khác về thần thái những bức ảnh khóc khác đang được chia sẻ bởi cư mạng.

© Ảnh : Chí HữuCó người sống ở những căn lều dựng tạm ở Thủ Thiêm, bán hàng mưu sinh qua ngày.
Có người sống ở những căn lều dựng tạm ở Thủ Thiêm, bán hàng mưu sinh qua ngày.  - Sputnik Việt Nam
Có người sống ở những căn lều dựng tạm ở Thủ Thiêm, bán hàng mưu sinh qua ngày.

Nhưng, những bức ảnh dù có xuất sắc đến đâu, cũng không thể gây ám ảnh bằng cái cách mà những người hiện thực dự án, tạo ra cảnh đối lập đến dường ấy trong điều kiện sống của những người có tiền mới đến ở và những người bản địa Thủ Thiêm đã và sắp phải dời đi.

Bên cạnh Thủ Thiêm của người giàu là một Thủ Thiêm nhiều nước mắt của dân nghèo và đầy nước ngập trên những con đường dân vẫn đi khiếu kiện.

© Ảnh : Chí HữuTrời nắng hay mưa thì khu nhà ở đường Trần Não vẫn ngập, người dân đã quen với cảnh này.
Trời nắng hay mưa thì khu nhà ở đường Trần Não vẫn ngập, người dân đã quen với cảnh này.  - Sputnik Việt Nam
Trời nắng hay mưa thì khu nhà ở đường Trần Não vẫn ngập, người dân đã quen với cảnh này.

Còn chức và mất chức: Chọn cái nào?

Cách đây 5 năm, khi còn là Bí thư thành ủy, ông Lê Thanh Hải đã nhắc lại một câu hỏi của Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Một là để dân đói, các đồng chí giữ nguyên chức vụ. Hai là dân no, các đồng chí mất chức. Chọn cái nào?".

Ý Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất rõ: Cán bộ vì dân, kể cả có mất chức mà khiến dân được ấm no thì vẫn nên dấn thân. Nếu dân đói trong khi mình vẫn bình an giữ nguyên ghế, thì cái ghế ấy cũng không có giá trị gì.

Ông Lê Văn Lung, đại diện cho nhóm 71 hộ dân khiếu kiện về vấn đề tranh chấp đất ở Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam
Lạ lùng: Dân bất ngờ công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm, trong khi chính quyền nói thất lạc
Ông Lê Thanh Hải đã có vài chục năm làm lãnh đạo TP.HCM. Từ bí thư quận 5, đến Phó chủ tịch, đến Chủ tịch TP một nhiệm kỳ, Bí thư thành ủy 2 nhiệm kỳ.

Ông cũng chính là người chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án Khu đô thị Thủ Thiêm và có những thông báo hỏa tốc truyền đạt ý kiến mà báo Đại Đoàn kết cho là chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch.

Khi còn là Phó chủ tịch, ông Lê Thanh Hải đã là trưởng Ban xóa đói giảm nghèo của thành phố.

Ngày 30.4 năm 2003, khi phỏng vấn Chủ tịch Lê Thanh Hải, báo Người lao động đã hỏi một vấn đề có tính thời sự cao: Hiện tượng tái nghèo lại tập trung ở khu vực trung tâm, liệu có đáng báo động cho việc phát sinh dân nghèo thành thị trong tương lai?

Ông Lê Thanh Hải trả lời: "TPHCM là một trong những đô thị lớn, đông dân và đang đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa; điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho người nghèo nhưng cũng có thể phát sinh người nghèo, hộ nghèo.

Bởi vì, không phải mọi người dân đều được chuẩn bị tốt về tâm lý, trình độ văn hóa, nghề nghiệp nên rất dễ bị rơi vào nhóm hộ nghèo mới hoặc bị tái nghèo trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và thay đổi lối sống. Việc xuất hiện tình trạng tái nghèo gần đây ở một số quận là do nguyên nhân này.

Theo tôi, vấn đề này phải được ngăn chặn và khắc phục, nhất là đối với các địa phương có quá trình đô thị hóa nhanh".

Những người nghèo Thủ Thiêm đã khiếu kiện hàng chục năm. Nhiều người vốn nghèo giờ đã nghèo hơn vì quy hoạch. Không biết trong cả quãng thời gian dài ấy, ông đã tổ chức đối thoại với những con người ấy để giúp họ ngăn chặn bần cùng hóa?

Nếu ông chưa kịp làm hoặc chưa làm hiệu quả, thì bây giờ chính là lúc một người "rất hiểu" quy hoạch Thủ Thiêm như ông, nên lên tiếng.

Người dân Thủ Thiêm đã lên tiếng vài chục năm nhưng không có ai nghe và cùng lên tiếng với họ một cách trọn vẹn.

Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp. - Sputnik Việt Nam
Mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm: "Làm gì có mà tìm!"
Hôm qua, ông Trần Bá Dương, một nhà đầu tư Thủ Thiêm đã gặp báo chí và lập cả facebook giãi bày để dân hiểu, dư luận hiểu. Dần dần, sẽ có nhiều nhân vật khác muốn lên tiếng hoặc buộc phải lên tiếng.

Người tiền nhiệm của ông Hải, cựu Chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh, đã lên tiếng bằng nhiều câu hỏi:

"Có tình trạng cán bộ hay con em cán bộ nhảy vào dự án mua tới mua lui bán chênh lệch làm giàu không?

Những công trình hạ tầng đổi đất ở dự án hay công trình tái định cư có qua đấu thầu hay chỉ định để làm lợi cho riêng mình?

Đền bù của dự án có chèn ép người dân không?

Hồi đó thành phố để 160 ha làm khu tái định cư giờ 160 ha này nằm ở đâu?".

Vậy ông Lê Thanh Hải còn chờ gì nữa mà không cùng những người liên quan khác tham gia trả lời những câu hỏi rất có tính trách nhiệm lương tâm và trách nhiệm pháp lý rất cao này?

 

Bài viết của Bùi Ngọc Hải

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала