Đồng thời yêu cầu làm rõ ngay lập tức về các cáo buộc chống lại nhà báo này, bà Rachel Denber, Phó giám đốc bộ phận phụ trách về châu Âu và Trung Á của Human Rights Watch cho Sputnik biết.
"Human Rights Watch rất lo ngại trước việc văn phòng của RIA Novosti bị lục soát và ông Kirill Vyshinsky bị bắt giữ. Chính quyền Ukraina có nghĩa vụ tôn trọng tự do thông tin và tự do ngôn luận trong giới truyền thông", bà Denber cho biết.
Bà lưu ý rằng, "các nhà chức trách Ukraina phải lập tức đưa ra lời giải thích về những bằng chứng (nếu thực sự những bằng chứng này có tồn tại) họ có trong tay với tư cách là cơ sở cho các cáo buộc hình sự đặc biệt nghiêm trọng đối với ông Vyshinsky".
Bà Denber cũng cho biết rằng, tổ chức của bà hoàn toàn ủng hộ ông Harlem Desir, đại diện của OSCE về tự do truyền thông Media, người đã tuyên bố rằng cuộc chiến chống tuyên truyền phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và không được dẫn tới sự can thiệp không tương xứng vào công việc của các nhà báo và phương tiện truyền thông.
Tổng Giám đốc hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" (Sputnik), ông Dmitry Kiselev tuyên bố rằng chính quyền Ukraina cần lập tức phóng thích nhà báo Vyshynski và chấm dứt truy bức báo chí. Tổng biên tập của hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" (Sputnik) và kênh truyền hình RT, bà Margarita Simonyan cho rằng vụ việc vừa qua là đòn thù của Kiev vì cầu Crưm. Bà lưu ý rằng về mặt pháp lý tài nguyên RIA Novosti Ukraina không gắn với hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" nhưng hiện là đối tác truyền thông của hãng.
Bộ Ngoại giao Nga nhận định, hành động của Kiev chống RIA Novosti Ukraina là sự chuyên quyền tự tiện vô lý. Đại sứ quán Nga đã gửi công hàm phản đối cho Bộ Ngoại giao Ukraina, đòi chấm dứt hành vi vũ lực chống các đại diện báo giới. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cũng thông báo rằng Điện Kremlin chờ đợi phản ứng cứng rắn của các tổ chức quốc tế lên án hành động của An ninh Ukraina.