Điều này nêu trong nghiên cứu của Quỹ Natural Heritage Institute của Mỹ. Trong báo cáo lưu ý rằng con đập là sản phẩm thiết kế của China Southern Power Grid, tầm vóc của nó sẽ vượt cả quy mô chiếc đập lớn nhất Xayaburi trên sông Mekong, thời điểm hiện nay đang được xây dựng ở Lào với sự hỗ trợ của Trung Quốc
Các tác giả của công trình nghiên cứu cho rằng con đập lớn nhất trên sông Mekong sẽ phá hủy ngành thủy sản đang nuôi sống hàng triệu người, cũng như làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu Mỹ giả thiết rằng dự án sẽ khoét sâu thêm tình trạng khan hiếm nước ở đồng bằng sông Cửu Long, gây ra thủy triều tới các vùng ngập nước biển. Các chuyên gia khuyến nghị Chính phủ Campuchia đình hoãn dự án này và nghiên cứu giải pháp đối trọng thay thế. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời để bổ sung cân đối năng lượng.
"Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hàng loạt đập và nhà máy điện ở Lào, thêm nữa tất cả điện đã được Thái Lan đặt mua từ trước. Và những cơ sở này được xây dựng chủ yếu trên cơ sở kinh phí của Thái Lan. Nhưng bây giờ đã chứng tỏ rằng những con đập ở thượng nguồn là hiện thân của mối đe dọa lớn đối với các quốc gia ở vùng hạ lưu. Đây là Campuchia và Việt Nam, những quốc gia đang than phiền về những người hàng xóm theo lưu vực, rằng việc xây dựng tiến hành ồ ạt không tính đến hậu quả môi trường sinh thái".
Về phần mình, chuyên gia Shen Shishun từ Trung tâm Nghiên cứu Nam Thái Bình Dương thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc nói chung phản bác những nỗ lực cho lời khuyên từ bên ngoài, huấn thị các nước trong lưu vực Mekong nên làm thế nào để hợp tác.
"Trung Quốc thường xuyên tiến hành tham vấn về vấn đề sử dụng và khai thác tài nguyên nước cùng với Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trong khuôn khổ cơ chế hợp tác kinh tế của lưu vực sông Mekong Lớn, vì vậy trong bối cảnh này, quy chế của một số cầu thủ ngoài khu vực là hoàn toàn không hiểu nổi. Đặc biệt là Hoa Kỳ, về nguyên tắc vốn luôn không hài lòng với cách Trung Quốc và các nước trong lưu vực sông Mekong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Nhìn chung Hoa Kỳ lo ngại trước đà liên tục mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, hợp tác ngày càng sâu rộng với các nước khác nhau theo định dạng song phương. Trên nền sự hợp tác này, Hoa Kỳ cảm thấy rằng hiện diện của họ trong khu vực đang bị lu mờ. Hoa Kỳ kích động tâm trạng bài Trung Quốc như vậy không chỉ ở Đông Nam Á mà còn với cả các nước hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ "Vành đai và con đường", cụ thể là ở châu Phi. Quả thực, nhiều hành động của người Mỹ đang gây ngờ vực ở nhiều nước. Bạo loạn và bất ổn ở các khu vực khác nhau trên địa cầu gắn với người Mỹ, trong khi hoạt động của Trung Quốc thì trái lại, đáp ứng nguyện vọng của cư dân bản xứ và nhằm tạo thuận lợi cho đời sống của họ.
Nếu người Mỹ tưởng rằng có thể gây bất hòa giữa Trung Quốc và các nước ASEAN theo những chiêu thức gây hại và bất lương như vậy, thì Hoa Kỳ đã nhầm. Không nên quên rằng các nước ASEAN đều có tư duy và hình dung riêng của họ về vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực này", — chuyên viên Trung Quốc kết luận.
Cơ chế hợp tác trong lưu vực sông Mekong với sự tham gia của Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar và Việt Nam được thành lập vào cuối tháng 3 năm 2016.