Dưới đây là góc nhìn của ông Thomas Alexander Bissell mà Tuổi Trẻ giới thiệu trong chuyên mục: "Sống ở Việt Nam, tôi cảm thấy an toàn trước những tội phạm nghiêm trọng, nhưng có một mối đe dọa mà tôi luôn cảm thấy là nạn trộm cắp.
Sống ở Hà Nội, tôi cũng từng vài lần suýt bị móc túi và một lần bị một người đàn ông muốn tấn công và xông vào nhà tôi, khi tôi về nhà trễ.
Lướt Facebook là có thể thấy người ta kể chuyện đi trộm bằng xe máy, trộm chó và những vụ lừa đảo. Khi tôi bàn luận vấn đề này với những người khác, họ có vẻ như bất lực trong việc tạo ra những thay đổi tích cực".
Một lần khác, tôi và người đi cùng bị hai người đàn ông đi xe máy dọa bằng dao (tôi nghĩ con dao này được chuẩn bị để cắt quai giỏ), nhưng rất may mắn là tôi đã đánh người cầm lái bằng một chiếc bánh… hamburger đang cầm trên tay và cả hai bỏ đi.
Tôi nghĩ có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân đơn giản nhất là vì họ thấy họ có thể hành động như vậy. Rất ít người đuổi theo kẻ trộm, kẻ cướp và họ biết rõ điều đó. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo cũng có thể khiến những người đang tuyệt vọng làm điều cùng quẫn.
Giải pháp cho chuyện này là mức phạt phải nặng hơn, cùng với những chương trình lao động công ích, án tù lâu hơn. Ngoài ra, còn cần cung cấp các biện pháp phục hồi như đào tạo nghề, các chương trình làm việc và trợ cấp cho các nhà tuyển dụng thuê những người phạm tội quay trở lại với xã hội.
Ngoài ra, cảnh sát cũng nên tăng cường tuần tra tại những khu vực đông du khách, treo bảng cảnh báo cho du khách thấy rằng chính quyền quan tâm đến việc này, đồng thời hướng dẫn du khách nơi báo cáo các vụ phạm tội.
Tôi nghĩ việc này có thể cải thiện hình ảnh Việt Nam vì công chúng có thể thấy được thông điệp trực tiếp từ chính quyền".
Nguồn: Tuổi Trẻ