Khi mà vào năm 2014 Kiev đặt cược vào EU và từ chối hợp tác với Nga, Ukraina đã tước đi niềm hy vọng cuối cùng của các doanh nghiệp trong nước, đây là quan điểm mà chuyên viên trong lĩnh vực Công nghiệp Quốc phòng Alexei Leonov chia sẻ với Sputnik.
"Nếu chúng ta nhớ lại nước Ukraina vào năm 1991 và tiềm năng mà nước này đang có khi đó thì nó có thể cạnh tranh với các nước như nước Pháp về nền kinh tế và số lượng các xí nghiệp ", — ông nhận định.
Ukraina cũng vượt Pháp 12 lần về sản lượng than (130 triệu tấn, chiếm vị trí số 1 ở châu Âu), 13 lần về sản lượng thép (56 triệu tấn, đứng số một châu Âu), 13 lần về sản lượng quặng sắt và gần 6 lần về sản lượng máy kéo (106 nghìn chiếc).
Để so sánh, năm 2017, Ukraina sản xuất 34 triệu tấn than và 21 triệu tấn thép.
" Nhưng nếu Pháp từng là nước mạnh về kinh tế và hiện tại vẫn giữ được vị thế này thì Ukraina đã biến sự hùng cường ngày nào của mình gần thành con số không về công nghiệp cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế", ông Leonkov cho biết thêm.
" Có thể liệt kê ra một số lượng lớn các xí nghiệp đã ngừng hoạt động và những xí nghiệp đang ở bên bờ vực của sự phá sản. Dấu hiệu duy nhất cho thấy các xí nghiệp này tồn tại lâu được là sự gắn kết với Nga. Trong các năm 2013-2014 những mối liên hệ này bắt đầu bị cắt đứt, và giờ đây hầu như không còn dấu vết nào của những liên kết kể trên", — ông Leonov nói.
Thiếu đi mối liên hệ với Nga, những công ty có thể cố gắng tồn tại trong thế giới đầy cạnh tranh, nhưng tính cạnh tranh của những mặt hàng mà các xí nghiệp này làm ra khá ác liệt, và hiện nay thực ra không ai mong đợi đón nhận sản phẩm của họ, nhà nghiên cứu nhận định.
" Tạm thời các xí nghiệp công nghệ cao của Ukraina đang đón chờ một tương lai không mấy sáng sủa. Rất tiếc đây là những xu hướng hiện đang tồn tại trong đất nước. Tất cả mọi người đều nói rằng trong tương lai khá gần hoàn toàn có khả năng là các xí nghiệp này sẽ đóng cửa ", vị chuyên viên nhấn mạnh.
Cái giá của sự lựa chọn nghiêng về châu Âu
"Trong thời gian tồn tại của khối xã hội chủ nghĩa, ở từng nước thành viên đều có những lĩnh vực nhất định. Một số nước may mắn còn giữ lại được sau khi khối xã hội chủ nghĩa tan rã, một số khác thì không làm được việc này", — chuyên gia nhắc nhở.
Ví dụ, công ty Skoda của Tiệp Khắc tiếp tục tồn tại nhưng bị tập đoàn ô tô Volkswagen của Đức mua lại, và bây giờ một trong những thương hiệu của công ty này đang được tiêu thụ như một mặt hàng giá rẻ, ông lưu ý.
Tình trạng tương tự xảy ra với các nước Baltic, vốn là những nước từng sản xuất tàu lửa, ô tô và các thiết bị điện tử. Hiện nay các nước này tham gia vào EU và sống bằng nghề cung cấp các dịch vụ, ông cho biết thêm.
Ví dụ, hiện nay một số nước Đông Âu nằm dưới sự kiểm soát của bên ngoài, chuyên gia khẳng định. Theo quan điểm của ông, một tương lai gần giống như vậy cũng sẽ chờ đợi Ukraina.
"Chẳng ai cần một cường quốc với nền kinh tế phát triển"- ông Leonov kết luận.