Do đó, để thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa, nên đưa vũ khí hạt nhân sang các nước trung lập hơn, chẳng hạn như Trung Quốc hoặc Nga.
"Để Hoa Kỳ có khả năng tiến hành những đợt thanh tra tại các cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên và theo dõi tiến trình phi hạt nhân hóa, Bình Nhưỡng phải mở tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự của mình, nhưng, Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ bác bỏ phương án như vậy và sẽ không chấp điều đó, kết quả là quá trìng này sẽ kéo dài rất lâu".
Đáng lẽ, sau những yêu cầu khăng khăng của Trump đòi Bắc Triều Tiên sớm đưa tất cả các vũ khí hạt nhân ra khỏi nước nên chờ đợi những cử chỉ hào phóng của Hoa Kỳ với CHDCND Triều Tiên. Nhưng, chưa chắc là Washington đã sẵn sàng làm như vậy.
"Mỹ không thể đảm bảo sự ổn định cho chế độ Kim Jong-un. Bất kỳ quốc gia nào khác cũng không thể cung cấp những bảo đảm như vậy. Và mặt này, nên giải thích thêm về khái niệm "cung cấp bảo đảm cho chế độ". CHDCND Triều Tiên yêu cầu không gây mất ổn định tình hình từ bên ngoài, ví dụ, bằng cách rải truyền đơn chống Triều Tiên. Hoặc bằng cách thu hút sự chú ý đến các vấn đề nhân quyền. Hoặc kích động sự chia rẽ nội bộ bằng cách hỗ trợ phe đối lập vũ trang, như đã từng xảy ra ở Libya. Điều không kém quan trọng là để làm giảm mối đe dọa quân sự cần phải đình chỉ việc triển khai trên bán đảo Triều Tiên vũ khí chiến lược như: máy bay ném bom tầm xa, chiến đấu cơ tàng hình và tàu ngầm hạt nhân, các loại vũ khí này cũng không nên tham gia các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên yêu cầu ký kết hiệp ước không xâm phạm lãnh thổ của nhau, hiệp ước này sẽ cung cấp đảm bảo pháp lý rằng Hoa Kỳ sẽ không tấn công Bắc Triều Tiên ngay cả khi chính quyền nước này sẽ thay đổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là yêu cầu đảm bảo an toàn cho chế độ Kim Jong-un".
"Tất nhiên, Bắc Triều Tiên sẽ phản đối kế hoạch của Hoa Kỳ lấy hết đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa của họ. Bởi vì trong trường hợp này, Mỹ sẽ biết tiềm năng thực sự của CHDCND Triều Tiên, và nếu tiềm năng là nhỏ hơn dự đoán thì Bình Nhưỡng sẽ mất khả năng đàm phán theo kiểu "mặc cả lập trường". Vì thế, theo tôi, để sớm loại bỏ và xử lý các loại vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên nên mời Trung Quốc hoặc Nga tham gia quá trình này.
Một kết luận như vậy có thể được rút ra nếu suy luận hợp logic xuất phát từ hoàn cảnh thực tế. Nga có kinh nghiệm tái chế vũ khí hạt nhân, Trung Quốc không có những kinh nghiệm như vậy. Do đó, từ quan điểm kỹ thuật, kế hoạch đưa các đầu đạn hạt nhân tới Nga để thủ tiêu tại đó là thực tế hơn. Mặt khác, mối quan hệ của Bình Nhưỡng với Trung Quốc là gần gũi hơn so với Nga. Tức là, nếu Washington muốn để quá trình phi hạt nhân hóa diễn ra nhanh chóng và trơn tru, họ phải tạo khả năng cho Trung Quốc và Nga tiến hành các đợt thanh tra thay cho Hoa Kỳ. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình này và sẽ cung cấp cho Matxcơva và Bắc Kinh cơ hội góp phần mình vào quá trình giải quyết vấn đề Triều Tiên".
Theo ông Cheong Seong-Chang, hiện có khả năng sớm củng cố quan hệ Nga-CHDCND Triều Tiên, đặc biệt sau chuyến thăm Bình Nhưỡng của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Theo ý kiến của chuyên gia Hàn Quốc, không loại trừ khả năng tổ chức cuộc gặp của Tổng thống Putin với Kim Jong-un bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Thanh Đảo vào những ngày 9-10 tháng 6.
Đồng thời, theo chuyên gia Hàn Quốc, trong mọi trường hợp, việc nối lại sự hợp tác kinh tế đầy đủ giá trị giữa Nga và CHDCND Triều Tiên, bao gồm cả các dự án ba bên với Hàn Quốc, đều phụ thuộc vào sự thành công của cuộc gặp của Trump với Kim Jong-un.