Tiến sĩ Mauricio Mora, người đứng đầu của Trường Địa chất Trung Mỹ tại Đại học Tổng hợp Costa Rica (Escuela de Centroamericana Geología de la Universidad de Costa Rica), cho rằng hoạt động hai núi lửa trên là do ảnh hưởng của các quá trình địa chất khác nhau.
"Quá trình hút chìm (ngâm) tấm thạch quyểnCocos dưới lớp vỏ Trái đất dưới đại dương vùng biển Caribbean chịu trách nhiệm cho tất cả các dãy núi lửa của eo đất Trung Mỹ và tác động tới những ngọn núi lửa ở Costa Rica, Nicaragua, El Salvador và Guatemala. Tuy nhiên, mỗi ngọn núi trong số đó có lịch sử địa chất riêng biệt, độc lập và khác biệt so với các quá trình magma khác, "- Mora giải thích.
Nhà nghiên cứu núi lửa cho hay, những gì đang xảy ra ở Hawaii là khác với việc hoạt động tấm thạch quyển ở Trung Mỹ:
"Hoạt động của Kilauea là do quá trình địa chất, được gọi là" "điểm nóng". Dòng manti nóng chảy chuyển động từ lớp manti trong lòng Trái đất — cột vật liệu kiến tạo hẹp — vượt qua lớp vỏ của Trái đất và tạo ra một dòng magma ổn định" — chuyên gia cho biết.
"Núi lửa Hawaii phun mức độ lớn như vậy chính vì do dung nham tràn ra làm sạch một khoảng cách dài từ nguồn phun và đường nứt. Núi lửa như vậy — thấp và mức độ lớn", nhà nghiên cứu núi lửa — thành viên Mạng địa chấn quốc gia Costa Rica (Red de Sismología de Costa Rica) — giải thích.
Núi lửa Fuego ở Guatemala và các núi lửa nhỏ ở Trung Mỹ đều giống nhau về nguyên nhân hoạt động của nó — do sự hút chìm của tấm thạch quyển "và điều này tạo ra magma, được nuôi dưỡng và hình thành do địa chất", nhưng những quá trình đó "không phụ thuộc vào nhau".
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai ngọn núi lửa có thể hoạt động rấtgiống nhau. Ví dụ, Fuego ở Guatemala rất giống với núi Arenal (Costa Rica): cả hai khác nhau về đặc tính "nổ" và có hoạt động tương tự nhau.