Các nghị sĩ Hà Lan đã từ chối chấp nhận sáng kiến của lãnh đạo đảng Diễn đàn vì Dân chủ Thierry Bode, người đã chỉ ra rằng Ukraina lẽ ra cần phải đóng không phận trên bầu trời Donbass trong thời gian chiến sự.
Quốc hội Hà Lan không nghiên cứu đề xuất của Bode một cách cẩn thận. Tuy nhiên, họ ủng hộ quyết định của Chính phủ Úc và Hà Lan về truy tội Moskva.
Các chính trị gia cũng từ chối xem xét khả năng công ty "Malaysia Airlines" dính líu đến thảm hoạ Malaysia với tư cách một cổ đông. Trong đề xuất của mình, Bode lập luận rằng hãng hàng không đã bất cẩn khi sử dụng không phận trên vùng xung đột tại Donbass.
Ngày 24 tháng 5 nhóm điều tra quốc tế có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân vụ rơi máy bay Boeing ở khu vực miền đông Ukraina đã xác định rằng tên lửa phòng không "Buk" được cho rằng đã bắn hạ chiếc MH17 là tên lửa của lực lượng vũ trang Nga.
Người đứng đầu bộ phận điều tra của cảnh sát quốc gia Hà Lan Wilbert Paulissen cho biết, nhóm điều tra quốc tế đã xác định rằng tên lửa "Buk", được cho là bắn hạ chiếc máy bay chở khách của Malaysia, thuộc sở hữu của đơn vị tên lửa phòng không 53, lực lượng vũ trang Nga. Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ cáo buộc Nga liên quan trong vụ tai nạn Boeing MH17.
Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia trong khi thực hiện chuyến bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị rơi vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 gần Donetsk ở miền đông Ukraina. Trên máy bay có tất cả 298 người, họ đều tử vong.
Kiev cáo buộc lực lượng dân quân đã bắn rơi máy bay, còn những người này tuyên bố rằng không có trong tay thiết bị để bắn máy bay ở độ cao như vậy. Trong báo cáo của nhóm điều tra quốc tế đưa ra lời khẳng định rằng tên lửa Buk đã bắn hạ chiếc Boeing được chuyển tới từ Nga.
Matxcơva tuyên bố về sự thiên vị của cuộc điều tra vì các kết luận chỉ dựa trên dữ liệu nhận được từ phía Ukraina. Các thí nghiệm do tập đoàn "Almaz-Antey" thực hiện cũng khẳng định rằng chiếc Boeing bị bắn rơi từ khu vực lãnh thổ do quân đội Ukraina kiểm soát.