Paris và London sẽ điều các tàu chiến để đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển mà theo ý kiến của họ, và trước hết theo ý kiến của Washington, khu vực này đang bị đe dọa từ phía Trung Quốc. Sự hiện diện của tàu chiến từ các nước châu Âu ở vùng Biển Đông sẽ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực vốn có nguy cơ tiềm ẩn, — tờ báo Nga «Expert» nhận xét.
Khác với Trung Quốc, các nước Hoa Kỳ, Pháp và Anh không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển bao trùm 90% diện tích Biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Hai năm trước, Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague xem xét đơn khiếu nại của Philippines đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Bắc Kinh đã bỏ qua quyết định này và tiếp tục xây dựng những đảo nhân tạo và biến chúng thành tiền đồn quân sự, không chú ý đến quan điểm của các nước láng giềng: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei coi một số hòn đảo thuộc chủ quyền của họ.
Xét theo mọi việc, Mỹ lại một lần nữa bỏ lỡ bước đột phá của Bắc Kinh. Bây giờ, nhiều tướng lĩnh Mỹ, ví dụ, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ — Thái Bình Dương Đô đốc Davidson, phàn nàn rằng,Trung Quốc đang kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông. Đáp trả điều đó, Washington lên án hành động của Bắc Kinh và tăng cường tuần tra vùng này, làm tăng nguy cơ va chạm vô tình hay cố ý giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc cả trên biển, dưới biển và trên không. Ví dụ, cuối tháng 5, trong quá trình tuần tra, hai tàu chiến Mỹ đã tới khu vực nằm cách một hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa khoảng 20km, mà Trung Quốc coi đảo này là lãnh thổ của họ. Kết quả là, Bắc Kinh không chỉ gửi ngay các tàu chiến và máy bay đến khu vực mà còn nói lên phản đối mạnh mẽ, cáo buộc Washington thực hiện hành động khiêu khích.
Tình hình ở Biển Đông lại trở nên căng thẳng, nhưng, theo ý kiến của những người lạc quan, hiện nay không thể nói rằng, cuộc chiến sắp xảy ra. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng, các bên tham gia xung đột đều nhận thức được rõ về những hậu quả nghiêm trọng của cuộc đụng độ quân sự và sẽ không bao giờ làm như vậy. Ví dụ, người đứng đầu Lầu Năm Góc James Mattis, mặc dù nói lên những tuyên bố cứng rắn, nhưng vẫn không có ý định hủy bỏ chuyến thăm Bắc Kinh, mà đây là chuyến thăm đầu tiên của bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới Trung Quốc.