Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Mỹ đã dần “vô hiệu hóa” âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Đăng ký
Việc Mỹ điều 2 chiến hạm tiến hành tuần tra "tự do hàng hải" bên trong 12 hải lý của 4 đảo ở Hoàng Sa ngày 27/5 là diễn biến mới đặc biệt, hàm chứa nhiều ẩn ý.

Tối 1/6, Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 17 chính thức khai mạc tại Singapore.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và Mỹ đang vờn nhau trên Biển Đông, Đài Loan tính kế thâm sâu

Diễn đàn quy tụ các quan chức quốc phòng cấp cao đến từ hơn 40 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, cùng nhiều học giả hàng đầu trong khu vực. 

Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 đã tập trung vào các vấn đề an ninh nóng của khu vực. Vấn đề  an ninh hàng hải, trong đó vấn đề Biển Đông, đã làm nóng các phiên thảo luận của Đối thoại năm nay. 

Dư luận đặc biệt quan tâm đến những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Pháp, Anh… cũng như những động thái của các nước này tiến hành trong thời gian trước, trong và sau Đối thoại Shangri-La 17.

Những diễn biến nổi bật trên Biển Đông trước, trong và sau Đối thoại Shangri-la 17

tàu Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Thảm họa kinh hoàng nào xảy ra nếu Mỹ - Trung "so găng" quân sự trên Biển Đông?
Cuối tháng Năm, 2 chiến hạm Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc tuần tra nhằm thực hiện quyền "tự do hàng hải" ở trong phạm vi vùng biển 12 hải lý xung quanh một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. 

Cuộc tuần tra này được thực hiện ngay sau khi Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K ra diễn tập cất hạ cánh trên đảo Phú Lâm, tiếp theo những hoạt động quân sự khác của Trung Quốc trên Biển Đông.

Sau khi kết thúc Đối thoại Shangri-La 17, ngày 5/6, Mỹ lại tiếp tục  điều máy bay chiến lược B-52 bay vào khu vực cách quần đảo Trường Sa 32 km.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis. - Sputnik Việt Nam
Mỹ thừa sức mạnh để "đối đầu cứng rắn" với Trung Quốc ở Biển Đông
Giải thích cho những hoạt động nói trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trên đường đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La17, đã nói rằng:

"Mỹ đang nỗ lực hết sức để hợp tác với các nước Thái Bình Dương, đó là cách mà chúng tôi làm việc trên thế giới.

Nhưng chúng tôi cũng sẽ đối đầu với những gì chúng tôi cho là không phù hợp với luật pháp quốc tế, không phù hợp với phán quyết của Tòa quốc về vấn đề đó." 

Sở dĩ Mỹ phải làm như vậy là để cảnh báo:

"Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông hiện đã là một thực tế, nhưng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những hậu quả không lường trước được", ông James Mattis phát biểu ngày thứ Bảy 2/6 tại Đối thoại Shangri-La. 

© AP Photo / Andrew HarnikĐại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis

Lực lượng hải quân Trung Quốc  tuần tra trong khu vực quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Tướng Mỹ ám chỉ "triệt hạ" đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc
Hưởng ứng nội dung phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 17 đã nhắc lại kế hoạch tăng cường hoạt động tự do hàng hải nhằm đối phó với việc quân sự hóa của Bắc Kinh trong khu vực, và nhấn mạnh: 

"Một số khu vực hàng hải quốc tế được cho là rất quan trọng đối với an ninh, kinh tế của một số quốc gia trong và ngoài khu vực.

Điều quan trọng là các quốc gia không vì những lợi ích của riêng mình mà bỏ qua luật pháp quốc tế. 

Chúng ta cần phải tuân thủ  trật tự quốc tế dựa trên các qui tắc.

Bất đồng cần phải được giải quyết bằng các biện pháp pháp lí và tham vấn, chứ không phải đối đầu, tự do hàng hải phải được tuân thủ". 

Đồng quan điểm với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Gavin Williamson, cũng thông báo tại Đối thoại Shangri-la năm nay rằng:

© AP Photo / Karim KadimGavin Williamson
Gavin Williamson - Sputnik Việt Nam
Gavin Williamson

tàu Mỹ - Sputnik Việt Nam
Tại sao Mỹ "loại" Trung Quốc nhưng lại mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC 2018?
3 tàu chiến hải quân hoàng gia Anh sẽ được điều đến khu vực trong năm nay để bảo vệ trật tự dựa trên pháp luật trong dài hạn, để "nói rõ rằng các quốc gia cần phải chơi theo luật lệ và phải nhận những hậu quả, nếu không làm như vậy".

Nếu đúng như những gì mà Mỹ và đồng minh đã tuyên bố và đang triển khai trên thực tế thì chắc chắn sẽ được dư luận hoan nghênh và hưởng ứng. 

Bởi vì, bảo vệ quyền "tự do hàng hải" và "thượng tôn pháp luật" trong khu vực Biển Đông trong tình hình hiện nay là trách nhiệm của cả cộng đồng;

Nó cũng là nguyện vọng tha thiết của nhân loại trong công cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định cho sự hợp tác và phát triển của mọi quốc gia dân tộc.

Hải quân Mỹ - Sputnik Việt Nam
Mỹ ra đòn đau với Trung Quốc
Vấn đề bảo vệ quyền tự do hàng hải, tự do bay qua Biển Đông, trên cơ sở thượng tôn pháp luật, luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của công đồng khu vực và quốc tế, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, các cường quốc hàng hải, các siêu cường quân sự. 

Vì vậy, những động thái và phát biểu của những giới chức cấp cao quốc phòng Mỹ, Pháp, Anh… tại Đối thoại Shangri-La 17 vừa qua chắc chắn sẽ được các quốc gia liên quan khác nghiên cứu, tận dụng;

Trên cơ sở đó phát huy tối đa những yếu tố tích cực của những động thái này nhằm vừa phục vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình trong Biển Đông;

Đồng thời, vừa góp phần bảo vệ hòa bình, giữ vững an ninh chính trị và ổn định xã hội vì sự hợp tác, phát triển, phồn vinh của công đồng khu vực và quốc tế.    

Tuy nhiên, điều đáng suy ngẫm là, dư luận vẫn còn có những hoài nghi về động cơ đích thực cuả các hoạt động nói trên do Mỹ tiến hành trong thời gian gần đây. 

Mặc dù nằm ngoài mong muốn của mình, chúng tôi vẫn phải nói rằng sự hoài nghi nói trên là có cơ sở thực tế.

Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam
Mỹ kêu gọi Trung Quốc rút hệ thống vũ khí khỏi quần đảo Trường Sa
Để có thể chia sẻ với nghi vấn này, chúng tôi chỉ xin tập trung phân tích dưới góc độ  pháp lý liên quan đến hoạt động của 2 tàu chiến Mỹ vừa đi vào vùng quần đảo Hoàng Sa.

Lý do nào khiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải bên trong 12 hải lý ở Hoàng Sa?

Thông tin về 2 tàu chiến Mỹ thực hiện một chuyến tuần tra vào trong phạm vi biển 12 hải lý xung quanh một số  đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nếu chiểu theo UNCLOS 1982 thì:

Đây đáng lý ra phải là hoạt động thực hiện quyền "đi qua vô hại" trong lãnh hải 12 hải lý của một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa, chứ không phải là thực hiện quyền "tự do hàng hải" trong vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý hay ở vùng biển cả. 

Bởi lẽ, nếu căn cứ từ nguồn gốc, các đảo này quá nhỏ không thích hợp cho cộng đồng sinh sống và không có đời sống kinh tế riêng nên chúng chỉ có hiệu lực trong việc xác định phạm vi lãnh hải 12 hải lý, chứ không có quyền có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. 

Vì vậy, vùng biển nằm ngoài phạm vi lãnh hải 12 hải lý của từng đảo là vùng "biển cả", hay còn được gọi theo thói quên là vùng "biển quốc tế"

© Ảnh / Chuyển đến kho ảnhMỹ có kế hoạch tăng cường sức mạnh vượt trội về hải quân và duy trì thường xuyên hai cụm tác chiến tàu sân bay ở châu Á do tình hình phức tạp ở Biển Đông
Mỹ có kế hoạch tăng cường sức mạnh vượt trội về hải quân và duy trì thường xuyên hai cụm tác chiến tàu sân bay ở châu Á do tình hình phức tạp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mỹ có kế hoạch tăng cường sức mạnh vượt trội về hải quân và duy trì thường xuyên hai cụm tác chiến tàu sân bay ở châu Á do tình hình phức tạp ở Biển Đông

USS Antietam (CG-54) - Sputnik Việt Nam
Hai tàu chiến Mỹ đồng loạt thách thức Trung Quốc trên biển Đông
Quyền "đi qua vô hại" trong lãnh hải không đồng nghĩa với quyền "tự do hàng hải"

Khi thực hiện quyền "đi qua vô hại" trong lãnh hải thì các tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các quy định của quốc gia ven biển, nhất là các tàu quân sự, nhằm đảm bảo tôn trọng chủ quyền, quốc phòng, an ninh của quốc gia ven biển…

Như vậy, nếu chiểu theo quy định của UNCLOS 1982, lý do nhằm bảo vệ quyền "tự do hàng hải" khi điều tàu chiến đi sâu vào trong vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không phải là lý do có sức thuyết phục. 

Theo chúng tôi, sự kiện này có khả năng nhằm vào những mục đích sau đây:

Thứ nhất:

Mỹ có kế hoạch tăng cường sức mạnh vượt trội về hải quân và duy trì thường xuyên hai cụm tác chiến tàu sân bay ở châu Á do tình hình phức tạp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đô đốc Mỹ: Chỉ có vũ lực mới ngăn được Trung Quốc độc chiếm Biển Đông!
Sự kiện 2 tàu chiến Mỹ tuần tra vào trong vùng lãnh hải 12 hải lý như phân tích ở trên phải chăng đây là hành động nhằm "vô hiệu hóa" yêu sách "chủ quyền" đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm chiếm bất hợp pháp? 

Và như thế thi cũng có thể hiểu đây là sự phản đối, bác bỏ, trên thực tế yêu sách "chủ quyền và quyền tài phán" mà ngày 17/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, đã phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ, rằng: 

"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, và không làm bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương hay hòa bình, ổn định của khu vực này."  

Nếu thật sự như vậy thì có thể nói đây là một sự thay đổi đáng ghi nhận về lập trường của Mỹ đối với những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong Biển Đông. 

Thứ hai:

Cực hiếm khoảnh khắc tên lửa P-35B Việt Nam “cất cánh” - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam
Tuy nhiên, căn cứ vào những diễn biến "lời qua tiếng lai""ăn miếng trả miếng"giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây, có thể thấy rằng:

Động cơ đích thực của tất cả những động thái nói trên có lẽ không chủ yếu nhằm để bảo vệ "quyền tự do hàng hải""thượng tôn pháp luật";

Trong bối cảnh hiện nay, động cơ của Washington có lẽ chủ yếu là để ngăn cản sự trỗi dậy mạnh mẽ bằng mọi giá của Trung Quốc trong cuộc tranh giành vị trí siêu cường khu vực và quốc tế của Mỹ. 

Những động thái nói trên giữa một bên do Mỹ đứng đầu và một bên do Trung Quốc đứng đầu, vào thời điểm hiện nay, có lẽ cho thấy rõ nguyên nhân làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng, phức tạp.

Biển Đông tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn và xung đột chính là xuất phát từ cuộc cạnh tranh địa- chính trị, địa- kinh tế, địa — chiến lược giữa hai thế lực đó.

Và đặc biệt là thêm một lần nữa, nó phơi bày động cơ đích thực của các siêu cường đang trực tiếp hay gián tiếp nhảy vào vòng tranh chấp khốc liệt này. 

Thứ ba:

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
“Sự leo thang của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh Biển Đông”
Từ đó, có thể thấy rằng quan hệ Mỹ-Trung đang có dấu hiệu mở màn cho một trân đấu, với những động tác vờn nhau, trước khi tung những miếng đòn "tỉ thí" trên võ đài. 

Vì vậy, phải chăng những động thái nói trên của Mỹ, trước mắt là nhằm góp phần "dẹp bỏ" những rào cản đối với cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ — Triều, mà theo nhận định từ phía Mỹ, dường như đã có bàn tay "can thiệp" gây cản trở của Trung Quốc; 

Đồng thời những động thái này cũng để gây sức ép, tạo lợi thế trong cuộc đàm phán thương mại giữa hai đối thủ cạnh tranh đang diễn ra với rất nhiều dấu hiệu cho thấy có khả năng xẩy ra một "cuộc chiến tranh thương mại", đầy những rủi ro và hệ lụy. 

Có thể nói, đây thực sự mới là lý do đích thực của những gì đang diễn ra trong Biển Đông hiện nay đáng được nghiên cứu để có được nhưng phương thức ứng xử thích hợp và hiệu quả nhất.

Tiến sĩ Trần Công Trục

Theo: GDVN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала