Dự đoán này được giáo sư Giáo sư Kim Hyun-wook thuộc Học viện Ngoại giao Quốc gia CHDCND Triều Tiên đưa ra từ trước khi diễn ra cuộc gặp mặt giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Quả đúng như vậy, kết quả của hội nghị thượng đỉnh cho thấy, giáo sư Kim đã đúng.
Trong khi hầu hết các chuyên gia bình luận Hàn Quốc có chung quan điểm rằng Mỹ và Bắc Triều Tiên đã đạt được tiến bộ đáng kể và trong thời gian tới đây sẽ thống nhất những chi tiết cụ thể về việc phi hạt nhân hóa, giáo sư Kim lại cho rằng mọi chuyện không hề lý tưởng như vậy. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik, ông Kim Hyun-wook đã cho biết vì sao tổng thống Mỹ Trump nhìn mối quan hệ với Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên qua lăng kính kinh tế và nên hiểu như thế nào về tuyên bố của ông Trump về việc dừng các cuộc tập trận chung trên bán đảo Triều Tiên.
Sputnik: Bình luận về kết quả của hội nghị thượng đỉnh vừa rồi, một số chuyên gia cho rằng để duy trì hệ thống Hiệp ước không phát triển vũ khí hạt nhân, Mỹ cần dùng mọi cách để kéo Bắc Triều Tiên vào cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa, và bằng cách này chứng tỏ vai trò lãnh đạo của mình trong vấn đề ngoại giao và an ninh quốc tế. Xin cho biết quan điểm của ông về việc tổng thống Mỹ Trump quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim jong-un: đây là một quyết định mang tính chiến lược hay nguyên do sâu xa là vì tình hình phức tạp trong nước?
Kim Huyn-wook: Theo quan điểm của tôi, ông Trump không hề bận tâm tới hệ thống Hiệp ước không phát triển vũ khí hạt nhân. Ông ấy chủ yếu hành động theo cách mà ông ấy cho là tốt nhất, không phụ thuộc vào lợi ích quốc gia của Mỹ hay Bắc Triều Tiên. Và ngay cả khi lựa chọn cách tiếp cận với việc phi hạt nhân hóa triệt để, theo tôi, ông ấy cũng hành động trước hết dựa trên vấn đề vị thế chính trị của mình. Tôi có một tia hy vọng le lói rằng ông ấy sẽ quan tâm tới vấn đề chiến lược, ví dụ việc duy trì Hiệp ước không phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng nếu xét theo tinh thần cuộc họp báo của ông ấy thì có thể thấy tổng thống Trump hành động như một thương gia.
Sputnik: Ông Trump tuyên bố rằng sẵn sàng ngừng các cuộc tập trận chung của Hàn Quốc và Mỹ vì việc triển khai các vũ khí chiến lược của Mỹ quá tốn kém về chi phí. Liệu ông ấy có làm được hai việc cùng lúc, tức là hoàn thành một trong hai yêu cầu chính của Bắc Triều Tiên để đổi lại việc phi hạt nhân hóa hay không?
Kim Huyn-wook: Điều này có nghĩa là cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đang gặp phải khủng hoảng. Chính phủ của ông Moon Jae-in sẽ tích cực nêu vấn đề này. Trên thực tế, ông Trum đã đâm dao vào lưng ông Moon. Tờ Washington post viết rằng cũng vì vấn đề tiền bạc mà ông Trump muốn đưa quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc. Tại cuộc họp báo ông ấy chỉ nói qua một chút, nhưng nhiều khả năng là theo tiến trình của quá trình phi hạt nhân hóa, việc rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc sẽ được đẩy nhanh.
Kim Huyn-wook: Có vẻ như là không hề có bất kỳ sự hợp tác nào với Trung Quốc về vấn đề tuyên bố kết thúc chiến tranh. Đồng thời, ở tại giai đoạn ký kết hiệp ước hòa bình, Trung Quốc với tư cách là bên quan tâm, sẽ giúp đỡ trong vấn đề này. Trong quá trình thực hiện việc phi hạt nhân hóa triệt để, có kiểm tra và không đảo ngược, Bắc Triều Tiên và Mỹ sẽ có thể tự tuyên bố về kết thúc chiến tranh trước. Nhưng từ trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, tôi đã nói rằng Bắc Triều Tiên sẽ không chấp nhận nguyên tắc phi hạt nhân hóa triệt để, có kiểm tra và không đảo ngược (nguyên tắc này không được đưa vào tuyên bố chung, bất chấp việc các quan chức cao cấp của Mỹ khẳng định như vậy). Mỹ bây giờ chẳng còn cách nào khác ngoài việc cho Bắc Triều Tiên tất cả những gì mà nước này muốn, kể cả việc dỡ bỏ cấm vận theo từng giai đoạn. Vì thế, hiện giờ Bắc Triều Tiên chẳng có nguyên nhân gì để vội vàng và đồng ý với nguyên tắc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm tra được và không đảo ngược.
Kim Huyn-wook: Có cảm giác là sau cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trước thềm hội nghị thượng đỉnh, ông Trump đã thay đổi quan điểm của mình một chút. Trước đó, ông ấy chỉ đề nghị đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân ra ngoài đất nước, sau đó mới tiến hành quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm tra và không đảo ngược. Giờ đây có vẻ như ông Trump lại suy nghĩ theo hướng cho rằng việc phi nhân hóa hoàn toàn sẽ không đơn giản. Nhưng liệu điều này có nghĩa rằng tổng thống Trump thực sự thay đổi quan điểm của mình và chấp nhận yêu cầu của Bắc Triều Tiên về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm soát và không đảo ngược là không thể, hiện tại vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Trong cuộc họp báo, ông Trump nhận được câu hỏi, liệu quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không đảo ngược phải đi tới đâu để đạt tới mức không thể đảo ngược, thì ông Trump đáp rằng "20%". Điều này không thể không khiến chúng ta ngạc nhiên.