Con gái cựu Thủ tướng không nhận lương có doanh nghiệp tăng trưởng kỳ vọng thu lãi ngàn tỷ

© ẢnhBà Nguyễn Thanh Phượng
Bà Nguyễn Thanh Phượng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có một hiện tượng độc đáo ở Việt Nam: Cả một dàn lãnh đạo không nhận lương trong nhiều năm nhưng doanh nghiệp vẫn tăng trưởng hiếm có. Dòng tiền ồ ạt đổ vào và hứa hẹn còn tăng mạnh khi những hoạt động tiềm năng được khuếch trương trong và ngoài nước. Đó là doanh nghiệp Chứng khoán Bản Việt dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thanh Phượng.

CTCP Chứng khoán Bản Việt — VCSC (VCI) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu thưởng tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu đã được ĐHCĐ thường niên năm 2018 thông qua.

Theo đó, Chứng khoán Bản Việt phát hành 42 triệu cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35% cho cổ đông (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận 35 cổ phiếu mới), với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 420 tỷ đồng.

Dự kiến sau phát hành Chứng khoán Bản Việt tăng vốn điều lệ từ 1.200 tỷ đồng lên 1.620 tỷ đồng.

Ông Tô Hải và bà Nguyễn Thanh Phượng. - Sputnik Việt Nam
95% kiến nghị của cử tri liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ

Mặc dù không nhận thù lao và sở hữu tỷ lệ cổ phần cũng khá khiêm tốn (hơn 4%) nhưng bà Nguyễn Thanh Phượng (chủ tịch VCSC) lèo lái con thuyền Chứng khoán Bản Việt khá thành công, lớn mạnh không ngừng với quy mô ngày càng rộng.

VCSC của bà Phượng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm 2018 tăng gần 26% so với năm trước lên hơn 1 ngàn tỷ đồng sau khi ước đạt lợi nhuận 400 tỷ đồng trong quý 1/2018 nhờ một loạt các hợp đồng giá trị lớn.

Theo VCSC, doanh nghiệp này đang thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn với giá trị giao dịch trên 40 ngàn tỷ đồng cho nghiệp vụ IB (nghiệp vụ ngân hàng đầu tư) trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, ngân hàng, thủy sản, vật liệu xây dựng, bất động sản,…

Trong năm 2017, IB VCI đã thực hiện thành công các giao dịch lớn trên thị trường như VietJet, VPB, PNJ,… và ghi nhận doanh thu tăng 280% so với năm trước đó. Cũng trong 2017, VCI thực hiện đồng bảo lãnh cho công ty nước ngoài là SeaGroup và niêm yết chứng chỉ lưu ký trên sàn New York với giá trị khoảng 1 tỷ USD.

Bà Nguyễn Thanh Phượng và dàn lãnh đạo Chứng khoán Bản Việt (VCSC) có "truyền thống" hiếm có trong làm ăn là không nhận thù lao. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng và các thành viên HĐQT không nhận thù lao năm 2018, giống như các năm trước, không vì một lý do gì cụ thể.

Trong khi HĐQT không nhận thù lao, mức thưởng cho Ban Tổng Giám đốc năm 2018 là 8% trên phần lợi nhuận trước thuế (đã thực hiện) vượt 680 tỷ đồng. Ban Kiểm soát sẽ nhận tổng mức thù lao năm nay là 180 triệu đồng cho 3 thành viên gồm: Trưởng Ban Kiểm soát (1 người) 7 triệu đồng/tháng; Thành viên Ban Kiểm soát (2 người) 4 triệu đồng/tháng.

Trong đại hội cổ đông gần đây, VCSC đã xin ý kiến cổ đông thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên mức 100%. Nội dung này không được Công ty công bố trong tài liệu ĐHĐCĐ trước đó.

Bên cạnh đó, VCSC còn kế hoạch phát hành 1 triệu cổ phiếu ESOP với tổng mệnh giá phát hành là 10 tỷ đồng (tương đương hơn 80 tỷ đồng theo như giá hiện tại). Thời gian dự kiến trong năm 2018, sau khi được UBCKNN thông qua.

Bà Nguyễn Thanh Phượng - Chủ tịch VCSC - Sputnik Việt Nam
Con gái cựu Thủ tướng Việt Nam lập truyền thống lạ gây bất ngờ

Trước đó, hồi đầu năm, VCSC cũng đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu không ghi danh, không chuyển đổi, đảm bảo bằng tín chấp, kỳ hạn 02 năm để bổ sung vốn, tăng cười hiệu quả hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu các khoản nợ. 

Trong phiên 19/6, cổ phiếu VCI giảm sàn (-7%) sau khi đã giảm 5,3% trong phiên trước đó.Trong năm 2017 và quý 1 đầu 2018, cổ phiếu VCI có bước tăng trưởng rất mạnh, từ dưới 60.000 đồng/cp lên gần 120.000 đồng/cp. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, cổ phiếu này giảm rất mạnh, xuống gần sát ngưỡng 80.000 đồng/cp.

 Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tiếp tục chứng kiến áp lực bán rất lớn. Trong 2 phiên vừa qua, vốn hóa thị trường đã bốc hơi 9 tỷ USD. Nếu tính từ đỉnh cao ghi nhận hôm 9/4, vốn hóa TTCK Việt Nam đã bốc hơi hơn 30 tỷ USD.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,… đều đang giảm mạnh sau khi tăng dữ dội trong năm 2017 và quý 1/2018.

Trong khi thị trường cổ phiếu tụt giảm, chứng khoán phái sinh bất ngờ sôi động với giao dịch tăng vọt hơn 30% lên trên 10 ngàn tỷ đồng trong phiên 19/6.

Mặc dù vậy, sau khi VN-Index tụt giảm từ ngưỡng 1.200 điểm xuống 950 điểm, lực cầu bắt đáy bất ngờ tăng lên. Chỉ số VN-Index sau khi giảm 45 điểm trong phiên chỉ còn giảm 25 điểm khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/6.

TTCK Việt Nam giảm điểm trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới đang chao đảo sau khi Mỹ và Trung Quốc liên tục khởi động cuộc chiến thương mại. Thị trường tài chính thế giới còn chịu áp lực khi đồng USD lên giá sau khi Fed phát triển hiệu thắt chặt tiền tệ nhanh hơn nữa.

Theo đánh giá của nhiều CTCK, TTCK hiện vẫn chịu áp lực giảm điểm. Nhiều CTCK tiếp tục nghi ngờ về khả năng hồi phục của thị trường.

SHS cho rằng, thị trường sẽ còn tiếp tục rung lắc và giằng co sau khi xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ bình quân 200 ngày quanh mức 980 điểm. VN-Index có thể phải trải qua những rung lắc và giằng co trong biên độ 950-1.000 điểm trong quá trình hồi phục với mục tiêu là ngưỡng 980 điểm (MA200).

Biệt phủ hoành tráng nghi của nguyên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Vụ "biệt phủ" Sài Gòn: ông Nguyễn Phước Thanh phải kê khai tài sản

BSC cho rằng tâm lý thị trường đang tiêu cực trước động thái bán ròng liên tục của khối ngoại trong thời gian qua, và chưa có tín hiệu hồi phục. Nhà đầu tư nên tránh việc sử dụng margin trong giai đoạn này.

Mặc dù vậy, SHS cho rằng, điểm tích cực là thanh khoản đã gia tăng khá tốt nhờ hoạt động bắt đáy của nhà đầu tư. Khối ngoại cũng có động thái giảm bán ròng khi thị trường giảm về các mức giá thấp hơn. Trên góc độ kỹ thuật, vùng 900-950 điểm sẽ là hỗ trợ mạnh cho VN-Index trong thời gian tới và mức đáy ngắn hạn quanh 916 điểm sẽ khó có khả năng bị xuyên thủng.

BVSC cũng xác nhận sự xuất hiện các phiên hồi phục mang tính kĩ thuật trong một vài phiên tới. Mặc dù vậy, chưa thể khẳng định các phiên hồi phục này có tính bền vững trong bối cảnh các yếu tổ rủi ro ngoại biên đang ở mức cao.

Kết thúc phiên giao dịch 19/6, VN-index giảm 25,18 điểm xuống 962,16 điểm; HNX-Index giảm 2,47 điểm xuống 110,58 điểm. Upcom-Index giảm 0,88 điểm xuống 51,68 điểm. Thanh khoản đạt 320 triệu cổ phần. Giá trị đạt gần 7,9 ngàn tỷ đồng.

Nguồn: Vietnamnet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала