Vụ "biệt phủ" Sài Gòn: ông Nguyễn Phước Thanh phải kê khai tài sản

© Ảnh : Tuổi Trẻ"Biệt phủ" hoành tráng nghi của nguyên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
Biệt phủ hoành tráng nghi của nguyên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nếu còn đang công tác giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước thì dù có chuyển nhượng tài sản cho con vẫn phải kê khai.

Chuyển nhượng tài sản cho con khi đang đương chức vẫn phải kê khai

Lâm Đồng, Đà Lạt, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam lại có nhiều biệt phủ đến thế?
Vừa qua dư luận đang xôn xao trước thông tin "biệt phủ" tọa lạc trên đường Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, Bình Chánh (TP.HCM) của gia đình ông Nguyễn Phước Thanh, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngay sau đó, chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Thị Ngọ Phượng (vợ ông Thanh) cho biết, ngôi "biệt phủ" này hiện không đứng tên của vợ chồng ông bà mà thuộc quyền sở hữu của con gái tên là Nguyễn Phước Thiên Anh (sinh năm 1995). Hiện con gái ông bà đang du học bên Mỹ.

Thêm nữa, bà Phượng giải thích: "Con gái tôi nó còn đang là sinh viên thì làm sao có đủ tiền mà mua. Của vợ chồng tôi mua và để lại cho nó làm của hồi môn sau này".

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 31/10, ông Phạm Trọng Đạt — Cục trưởng Cục chống tham nhũng cho biết: "Nếu khối tài sản đó là của lãnh đạo mà cho bất cứ ai kể cả con cái hay anh em họ hàng cũng đều phải kê khai tài sản theo kiểu báo cáo tăng giảm cụ thể trên tổng số tài sản.

Thời điểm kê khai rất quan trọng, có thể tại một thời điểm nhất định tài sản của lãnh đạo giảm mà chuyển cho con gái nhưng không kê khai là sai. Còn sau thời điểm kê khai, vẫn phải báo cáo kê khai, làm rõ mức tài sản tăng — giảm sau từng năm.

Diện tích khuôn viên căn biệt phủ khoảng 7.000m2, mặt tiền hướng ra bờ sông Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Hai biệt phủ của “quan lớn” về hưu gây xôn xao dư luận (Ảnh)
Ví dụ nếu lãnh đạo cho con gái trước thời điểm kê khai là năm 2016, thì cuối năm 2016 phải kê khai, nhưng nếu cho vào cuối năm 2016, thì đầu năm 2017 mới phải kê khai.  

Bắt buộc phải kê khai, có kê khai mới giám sát được, đây không phải lỗ hổng tham nhũng mà là yếu tố để thi hành Luật. Phải kê khai, không kê khai thì phải xử lý, xếp vào trường hợp cố tình không kê khai, giấu giếm tài sản.

Còn bây giờ kê khai vẫn trên tinh thần tự nguyện, tự giác, thử nghiệm, nên tất cả vẫn chỉ mang tính hình thức".

Chỉ làm được như vậy

Bên cạnh đó, theo ông Đạt, hiện tượng con lãnh đạo, con nguyên lãnh đạo sở hữu các khối tài sản lớn thì cũng đã diễn ra nhiều.

Thế nhưng, nếu có làm minh bạch thì ai cũng là công dân, vấn đề quan trọng là có đúng tiền của mình làm ra, hay đó là tiền do vi phạm mà có, nên phải giám sát, thẩm định được.

Một ngôi nhà ở Wengen, Thụy Sĩ - Sputnik Việt Nam
'Biệt phủ' ít biết của nguyên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước hơn cả biệt thự Yên Bái
Điểm mấu chốt là phải quản lý giám sát được sự biến đổi của tài sản, của đối tượng phải kê khai, nếu giám sát tốt, thì lãnh đạo chuyển nhượng tài sản cho ai là biết ngay. Cái khó là với nguồn gốc tài sản, hiện nay Luật chưa cho phép điều tra xác minh, chỉ có 4 trường hợp đặc biệt thì mới điều tra được.

Ví dụ như chuẩn bị bổ nhiệm nếu tài sản không hợp lý thì có quyền thẩm định xác minh, có đơn tố cáo về tổ chức công tác cán bộ thì cần phải kiểm tra, khi đó thủ trưởng các cơ quan sẽ có quyền.

"Để quản lý được các tài sản chuyển nhượng cho thế hệ đời sau thì phải có cơ chế quản lý, giám sát được các lãnh đạo, các nguyên lãnh đao, kê khai mà không quản lý được thì kê khai chỉ là hình thức, nên phải có cơ chế cụ thể thì mới hiệu quả.

Tài sản đó không chứng minh được nguồn gốc, bị tố cáo thì được phép xác minh. Nhưng khó là trước mắt Luật phòng chống tham nhũng không có chuyện thu hồi tài sản mà Tòa án sẽ quyết định hết.

Ở nước ngoài không giải thích được nguồn gốc tài sản thì thu hồi luôn, chứ không như Việt Nam, qua đây, chúng ta càng hiểu về các vụ việc đã từng được xử lý. Chúng ta chỉ có thể làm như vậy, chứ còn thu hồi tài sản thì không làm được, nên chưa xử lý được dứt điểm", ông Đạt phân tích rõ.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала