Nghìn tỷ đồng ngân sách ‘rót’ cho cán bộ công du: Bộ Công Thương chiếm một nửa

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTiền đồng Việt Nam
Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gần 42.000 lượt cán bộ của Ngân hàng Nhà nước VN, Bộ Tài chính, Công thương...đã xuất ngoại trong 4 năm qua với khoản ngân sách lên đến 1.004 tỷ đồng.

Hơn 1000 tỷ đồng chi cho hàng vạn cán bộ xuất ngoại

Con số trên được Thanh tra Chính phủ phát hiện mới đây trong quá trình kiểm tra việc quản lý công tác đi nước ngoài của một số bộ, cơ quan ngang bộ giai đoạn 2012-2016. Các bộ nằm trong danh sách thanh tra trực tiếp đợt này gồm Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…cùng 6 tỉnh thành là Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai và Tiền Giang.

Trong đó, 4 bộ đã ban hành 20 kế hoạch tổ chức các đoàn đi nước ngoài; còn 6 tỉnh thành kể trên đã ban hành 22 kế hoạch tổ chức đoàn đi nước ngoài.

Cụ thể, các bộ gồm: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước…giai đoạn 2012-2016 đã cử tổng số 14.677 đoàn, với gần 42.000 lượt cán bộ đi nước ngoài. Tổng kinh phí dành cho các chuyến đi này vào khoảng 1.004 tỷ đồng. Và đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ một số bộ, ngành.

Cũng theo kết luận của Thanh tra, trong 4 năm, 6 tỉnh thành gồm Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Đắk Lắk, Đồng Nai và Tiền Giang đã cử hơn 2.900 đoàn với khoảng 10.900 lượt cán bộ đi nước ngoài. Tổng kinh phí dành cho các chuyến đi này vào khoảng 261 tỷ đồng.

Theo Quy chế 295 và Quy chế 272 của Bộ Chính trị về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại, các bộ ngành, địa phương phải rà soát, sửa đổi bổ sung và ban hành quy chế quản lý công tác đối ngoại của mình.

Quá trình rà soát cho thấy, các bộ đã ban hành 27 văn bản, còn 6 tỉnh thành kể trên thì ban hành 58 văn bản. 20 bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương khác được yêu cầu báo cáo cũng đã ban hành 68 văn bản để quản lý các đoàn đi nước ngoài.

"Việc lập kế hoạch của các bộ, ngành địa phương không sát với thực tế. Nhiều đoàn được duyệt nhưng không thực hiện, trong khi có nhiều đoàn không được duyệt lại phát sinh và chưa tuân thủ quy định, thủ tục phê duyệt", kết quả thanh tra nêu.

Bên cạnh đó, việc lập, duyệt đoàn còn bất hợp lý về thời gian, bố trí lãnh đạo đi nước ngoài quá nhiều. Việc thanh toán kinh phí cho đoàn chưa nhất quán cách xác định đoàn ra, đoàn cao cấp, đoàn đàm phán, khu vực, khoảng cách múi giờ… dẫn đến cách hiểu, cách vận dụng khác nhau khi thanh toán tiền ăn, ở tiêu vặt, chi phí điện thoại, phiên dịch…

Nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước đảm bảo cho các đoàn công tác nước ngoài tương đối phong phú, gồm kinh phí do phía đối tác chi trả theo thư mời; theo thỏa thuận hợp tác; do doanh nghiệp đài thọ và nguồn tự chi trả cá nhân.

Điều đặc biệt đáng lo ngại là, trong giai đoạn 2012-2016, theo Thanh tra Chính phủ, đã không có bộ, ngành, địa phương nào theo dõi, tổng hợp số liệu tài chính ngoài ngân sách chi trả cho các đoàn ra.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh - Sputnik Việt Nam
Có hay không chuyện doanh nghiệp phải "lót tay " cán bộ Công thương mới xong việc?

Xuất ngoại: Bộ Công Thương đứng đầu bảng

Cũng theo số liệu rà soát, giai đoạn 2012-2016, Bộ Công Thương tổ chức hơn 7.500 đoàn, với hơn 24.800 lượt cán bộ đi nước ngoài. Bộ Tài chính tổ chức gần 3.400 đoàn, với hơn 8.200 lượt cán bộ đi nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước VN tổ chức gần 2.200 đoàn, với gần 4.500 lượt cán bộ…

Việc Bộ Công Thương có nhiều đoàn, nhiều cán bộ đi nhất được cho là do trong các năm đấy, Bộ này chủ trì nhiều đoàn đám phán các Hiệp định thương mại tự do.

Kết quả kiểm tra tại 6 tỉnh cho thấy, Đồng Nai đứng vị trí số 1 với khoảng 1.170 đoàn và gần 3.600 lượt cán bộ đi nước ngoài. Trong đó lãnh đạo tỉnh cử 1.078 đoàn, với 3.569 lượt cán bộ, số còn lại thuộc các đơn vị được phân công cấp cử. Tổng kinh phí cho các chuyến xuất ngoại này là trên 87 tỷ đồng.

Tại tỉnh Đồng Nai, đa số các đoàn đi không nằm trong chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm của tỉnh. Một số lãnh đạo đi quá 2 lần nước ngoài mỗi năm. Và, một đoàn còn bố trí 2 lãnh đạo chủ chốt. Cá biệt có Phó bí thư tỉnh ủy Phan Thị Mỹ Thanh đi trên 10 lần trong một năm. Các chuyến đi của bà Thanh gồm cả việc công, việc tư, việc cá nhân, đối tác mời… Đáng lưu ý, năm 2016, Đồng Nai có 80 đoàn đi nước ngoài được doanh nghiệp tổ chức hoặc đài thọ.

Thanh Hóa đang đứng vị trí thứ 2 với 627 đoàn gồm gần 2.700 lượt cán bộ đi nước ngoài, giai đoạn 2014-2016. Các cán bộ xuất ngoại theo hình thức du lịch, thăm người thân, nghỉ không hưởng lương. Tổng ngân sách chi cho các chuyến xuất ngoại này vào khoảng trên 42 tỷ đồng.

Tiếp đến là tỉnh Vĩnh Phúc có 430 đoàn, với gần 1.800 lượt cán bộ xuất ngoại. Tỉnh Hòa Bình có 18 đoàn, với 223 cán bộ đi nước ngoài, với ngân sách hơn 13 tỷ đồng.

Nguồn: dantri

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала