Quốc gia Trung Đông này đã rơi vào vòng xoáy nội chiến đẫm máu kể từ năm 2011. Đây cũng là chiến trường cạnh tranh quyền lực giữa Nga, Mỹ và nhiều thế lực khác.
Mỹ hiện vẫn duy trì lực lượng ở Syria, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm gác lại kế hoạch rút quân.
IS vẫn duy trì sự hiện diện tại quốc gia này dù nhóm khủng bố đã suy yếu rất nhiều khi bị đánh bật khỏi thủ phủ tự xưng Raqqa. Iran cũng đổ quân vào Syria giúp chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
"Người Mỹ đã tạo ra các nhóm khủng bố như IS và al-Nusra ở Syria và họ đang nắm quyền kiểm soát khu vực phía đông sông Euphrates".
"Họ nên biết rằng Syria và cả khu vực phía đông Euphrates sẽ trở thành một Việt Nam thứ hai đối với Mỹ".
Bờ sông Euphrates được coi là ranh giới giữa phe đối lập do Mỹ hậu thuẫn và bên kia là quân đội Syria do Nga và Iran hậu thuẫn.

Hiện có khoảng 2.000 binh sĩ Mỹ ở Syria với nhiệm vụ chính là chiến đấu chống khủng bố.
Syria từ lâu được coi là điểm nóng có thể nổ ra Thế chiến 3. Bởi ngoài cuộc đối đầu Nga-Mỹ, Iran và Israel cũng cạnh tranh tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Theo: Daily Star, Dân Việt