Lý do đầu tiên mà truyền thông Đức nêu ra là sự lão hóa của các cầu thủ. "Lời nguyền rủa" của giải vô địch thể hiện ở chỗ: huấn luyện viên bắt đầu đặt niềm tin vào "những chiến binh đã qua thử lửa", tạp chí SkySports của Đức viết.
Sau chiến thắng tại Confederation Cup, ông Löw dường như đã làm mới đội hình, nhưng cuối cùng, một năm sau, hầu như không một cầu thủ nào thuộc đội hình mới đó có cơ hội chơi trong đội tuyển. Vì công trạng từ những năm xưa, ra sân vẫn là những cầu thủ cũ, trong khi tâm lý chiến thắng của họ ngày nào giờ đã phai nhạt, chỉ có Kroos và Boateng còn phần nào giữ được phong độ, ông Anno Hecker làm việc cho ấn phẩm Frankfurter Allgemeine nhận xét.
Báo chí đề cập riêng về chính sách sai lầm của ông Reinhard Grindel, chủ tịch Hiệp hội bóng đá Đức, người trước thềm World Cup-2018 đã gia hạn hợp đồng với ông Löw tới năm 2022:
"Kỳ vọng của ông Grindel đối với ông Löw là quá cao. Nếu thất bại tại Kazan là một bước ngoặt cho thế hệ cầu thủ kỳ cựu của Đức, thì tương lại của ông Löw cũng phải được mang ra bàn lại".
61% độc giả của tờ báo đã phát biểu trên Internet về nhu cầu phải thay đổi và buộc ông Löw từ chức, trong khi 29% số người phản đối điều này.
Tạp chí Sport.de đặc biệt lưu ý tới các khoản thiệt hại về tài chính do đội bóng phải ra về quá sớm và cảnh báo về các vấn đề của liên đoàn địa phương:
"Theo ước tính sơ bộ, Hiệp hội bóng đá Đức phải lọt vào bán kết của World Cup để có được lợi nhuận. Vì đội tuyển ra về quá sớm, DFB sẽ chuẩn bị phải đối đầu với thiệt hại khoảng 1,7 triệu euro. Doanh thu sẽ đạt tới 9,1 triệu, trong khi chi phí là 10,8 triệu".
Giờ đây, người Đức đang chờ đợi những quyết định sẽ được đưa ra về nhân sự. Liệu ông Löw có còn ở lại với đội tuyển cho tới năm 2020 hay không? Liệu sẽ có những thay đổi mang tính quyết định trong thành phần đội tuyển hay không? Sau nỗi nhục quy mô lớn như thế này, cũng phải có sự cải cách quy mô lớn tương đương.