Sputnik: Theo GS, liệu có xác suất nào để hai Tổng thống Mỹ và Nga thỏa thuận việc rút quân Mỹ khỏi Syria? GS thấy điều này có khả thi hay chăng?
GS Thomas Whalen: Nếu đó là điều mà CNN thông báo, tôi có cảm giác rằng thông tin chắc từ nguồn trực tiếp trong Nhà Trắng, vì vậy hoàn toàn có thể. Tính đến những ồn ào đã tán phát từ Chính phủ Hoa Kỳ những tuần qua, thì thấy điều này tất nhiên không phải là đáng ngạc nhiên.
Sputnik: Ông có cho rằng Pháp và các đối tác khác trong liên minh cũng sẽ rút quân khỏi Syria trong trường hợp Hoa Kỳ rút quân?
GS Thomas Whalen: Tôi nghĩ rằng trong khoảng thời gian nào đó lực lượng liên minh đã mất Syria rồi. Cuộc nội chiến đã trở ngược chống lại đối thủ của chế độ Assad, tuy họ là lực lượng được Hoa Kỳ và các đồng minh hỗ trợ. Nếu rút quân thì phần nhiều đó là sự công nhận thực trạng tình thế tại địa bàn, hơn là mong muốn rút quân của liên minh.
Sputnik: Bước đi rút quân liệu có ý nghĩa gì đối với cán cân lực lượng trong khu vực và tình hình ở tây-nam Syria?
GS Thomas Whalen: Tôi nghĩ trên bình diện cân bằng lực lượng ở Trung Đông, thì Iran là người có lợi nhất và điều này, tất nhiên, sẽ mang đến nỗi lo sợ cho Saudi Arabia và những người Hồi giáo Sunni khác trong khu vực.
Sputnik: GS nghĩ sao về cuộc gặp tiềm năng của hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ-Nga?
GS Thomas Whalen: Tôi cho rằng không bao giờ là thừa nếu thảo luận với đối thủ về một số vấn đề liên quan đến cán cân quyền lực toàn cầu, và các vị đương nhiên không muốn ngăn cản lẫn nhau khi hiện hữu những lợi ích chung nhất định. Chúng ta cần lắng nghe những gì mỗi bên sẽ nói, chứ hiện thời ta chưa hiểu rõ lắm. Đã có những cuộc thương lượng về Ukraina, nhưng, tất nhiên, nếu thí dụ Trump công nhận Crưm chẳng hạn, thì tôi nghĩ điều đó sẽ thực sự là nỗi khó chịu trong nhiều người ở cơ quan đối ngoại của Hoa Kỳ, chưa kể đến các thành viên Quốc hội, những nhân vật thiên về hướng coi đây là một bước đi hung hăng từ phía Nga.
Sputnik: Một vài chuyên gia giả định rằng Trump có thể yêu cầu Putin giúp đỡ trong việc cắt giảm hiện diện của Iran tại Syria. Rõ ràng, Iran là cái gì đó rất quan trọng đối với chiến lược của Tổng thống Trump, nếu tính đến việc gần đây ông ta đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Kế hoạch hành động chung toàn diện. Liệu có khả năng đạt được đồng thuận về vấn đề này hay chăng?
GS Thomas Whalen: Giảm thiểu ảnh hưởng của Iran không phải là quan tâm lợi ích của Nga. Nga đang có bàn đạp quân sự ở Trung Đông, đó là những gì nước Nga muốn đạt được ngay từ thời Sa hoàng. Có thể nói rằng Iran bây giờ là một đồng minh trung thành của Nga. Vì vậy, tôi không nghĩ sẽ đạt được kết quả như vậy, ngoại trừ một số bảo đảm bằng lời nói chung chung từ phía Nga.
Sputnik: Theo ý kiến GS thì liệu quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria có được Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ không, nếu điều đó xảy ra?
GS Thomas Whalen: Có lẽ là không, nhưng trên thực tế họ không có ảnh hưởng gì lớn trong vấn đề này. Các cử tri Mỹ không coi Syria là vấn đề cơ bản của đất nước, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại. Tôi nghĩ, nếu điều đó xảy ra, thì Quốc hội Hoa Kỳ sẽ buộc phải chấp nhận thôi.