Ấn tượng trực tiếp "không hề qua trung gian" đã đập tan những điều bịa đặt và định kiến được xây dựng trong suốt thế kỷ về nước chủ nhà.
Đó là cảm nhận khi trả lời phỏng vấn Sputnik của ông Martikn Bana, giáo sư khoa học lịch sử của Đại học Buenos Aires (Universidad de Buenos Aires (UBA)). Chuyên gia Mỹ Latinh lưu ý rằng, do hoàn cảnh lịch sử, nước Nga dường như là "một chốn kỳ lạ, hoàn toàn khác với những gì được coi là văn hóa phương Tây."
Hàng ngàn cổ động viên Mỹ Latinh băng qua đại dương đến Nga để ủng hộ các đội tuyển của mình, họ rất ngạc nhiên khi thấy các thành phố hiện đại và năng động, những người Nga thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ du khách. Tóm lại, những gì họ thấy tận mắt đã đập tan quan điểm rằng dân Nga là những người thù địch và xa lánh.
Những người hâm mộ không đến giải vô địch cũng có thể xem thi đấu qua chương trình phát sóng trực tiếp, và cũng có thể thấy tất cả đặc điểm của các thành phố tổ chức World Cup và chiêm ngưỡng những địa danh văn hóa mà từ trước tới giờ ít được nhắc đến.
Tại sao lại như vậy? Ở thế kỷ XIX, trong các biên niên của khách lữ hành và các nhà ngoại giao, hình ảnh tiêu cực về nước Nga thường được đưa ra để "khẳng định đặc tính châu Âu" của các tác giả. Trong thế kỷ tiếp theo, vì Chiến tranh Lạnh, châu Âu và Hoa Kỳ thường coi Liên Xô là "hiện thân của cái ác."
#SputnikGráfico📊 Los mejores de la fase de grupos del Mundial de #Rusia2018 https://t.co/9kLTAWElgw pic.twitter.com/kiF5gdRM9l
— Sputnik Mundo (@SputnikMundo) 3 июля 2018 г.
"Điều này dẫn đến việc xa lánh nước Nga, khiến người ta bắt đầu cảm nhận xứ sở này như một không gian hoàn toàn khác biệt và kỳ lạ. Nhưng nếu nhìn vào những gì đã xảy ra trong lịch sử và văn hóa Nga, chúng ta có thể tìm thấy số lượng lớn các địa chỉ liên hệ giữa Nga, châu Âu và phần còn lại của thế giới. Không thể hình dung về nước Nga mà không có Châu Âu, cũng như không thể hình dung về Châu Âu mà thiếu nước Nga." — giáo sư Bana lưu ý.
Tại sao lại trong Giải vô địch, mà không phải trước đây?
Trong suốt giải vô địch, sự hiện diện trực tiếp của các vị khách cho phép phá bỏ các định kiến trước đây liên quan đến người Nga, ông Bana lưu ý. Người Nga ngày nay khác xa với hình ảnh "những con người lạnh lùng, u sầu và thô lỗ" được hình dung trước đây. Mặc dù nếu hình dung về họ được xây dựng trên cơ sở các hình thức biểu hiện văn hóa khác, như âm nhạc chẳng hạn, có lẽ hình ảnh người Nga sẽ khác.
"Đó là hình ảnh được hình thành trên cơ sở văn học Nga mà người đọc phương Tây cảm nhận được. Chúng ta đang nói về các tác giả như Dostoevsky, Tolstoy và Gogol. Qua các nhân vật của họ, có thể hình dung dân Nga là những người có xu hướng dễ bị u sầu" — chuyên gia nói.
"Khi ai đó đến đây và bắt đầu giao tiếp với người dân địa phương, người ấy có thể thấy rằng định kiến đó bị sụp đổ như thế nào. Họ thường ngạc nhiên nói rằng họ mong đợi một điều hoàn toàn khác với những gì mà họ chứng kiến." — chuyên gia nói thêm.
Không, ở Nga không phải lúc nào cũng có tuyết
World Cup cũng cho phép phá bỏ quan niệm rằng Nga là một đất nước mùa đông vĩnh cửu, nơi quanh năm tuyết ngập. Quan điểm này bị đập tan ngay lập tức, sau khi các nhà báo phỏng vấn các cổ động viên mặc áo mỏng nằm sưởi nắng trên cát Sochi, hoặc khi nhà bình luận đổ lỗi cho thời tiết nóng khiến các cầu thủ kém tích cực trong trận đấu.
"Phù hợp với định kiến là ở Nga lúc nào cũng lạnh, các khách vị khách World Cup đã sửng sốt khi nhiệt độ ở đây lên quá 30 độ C và họ phải mặc quần short. Sự định kiến thêu dệt xung quanh nước Nga thậm chí động chạm ngay cả với khí hậu Nga", nhà sử học nhận xét.
Mỗi mùa đều có những đặc điểm riêng, cho nên đến Nga vào tháng Bảy và tháng Mười Hai là những trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Để so sánh, ông Bana dẫn ví dụ St. Petersburg.
"Vào mùa đông tất cả mọi thứ đều màu trắng, tất cả các con kênh đều đóng băng, ngày rất ngắn. Mùa hè là ngày hội, bởi vì tất cả mọi thứ đều xanh, bạn có thể ngắm những con kênh và thực tế không hề có đêm".