Quốc gia Đông Nam Á tự hào là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Dân số Việt Nam được đánh giá ở mức cao cùng với sự lạc quan và ổn định về chính trị được xem là những yếu tố đặc biệt thuận lợi. Các công ty lớn, từ Samsung Electronics đến Nestle, đang rót những khoản đầu tư khổng lồ vào Việt Nam, biến quốc gia này trở thành một trong những công xưởng của thế giới. Cùng với đó, mức sống người dân cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, những động lực mà Việt Nam đang nắm giữ có thể sẽ không còn là động lực trong bối cảnh Thương mại Toàn cầu suy yếu vì những chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Câu hỏi đặt ra là liệu nền kinh tế Việt Nam, vốn có quy mô không quá lớn ở châu Á, có thể tiếp tục phát triển sau khi ông Trump nổ súng bắn vào thương mại toàn cầu mà mục tiêu đầu tiên là Trung Quốc cũng như những động thái trả đũa thẳng thừng từ phía Bắc Kinh? Bên cạnh đó, chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ có thể làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Chính vì thế, những tác động từ phía Mỹ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ. Trong những động thái đầu tiên của chiến tranh thương mại, Mỹ nhằm trực diện vào Trung Quốc — đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hàn Quốc, thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2 với Hà Nội, cũng đang nằm trong diện bị Mỹ áp thuế. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có những nhà đầu tư dài hạn và lớn nhất với Việt Nam.
Tuy nhiên, khi cuộc chiến thương mại của Mỹ chạm tới Hàn Quốc và ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng hàng đầu của Seoul, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam cũng có thể trở nên khan hiếm.
Những thực trạng đó khiến Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu như: Tăng cường các định chế tài chính; Thay thế doanh nghiệp nhà nước bằng một khu vưc tư nhân sôi động; Kiềm chế "Ngân hàng trong bóng tối"; tự do hóa tài khoản vốn; tăng tính minh bạch và giảm thiểu tham nhũng. Nó cũng có nghĩa là Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của bùng nổ khởi nghiệp.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cần thay đổi động lực cơ bản của tăng trưởng. Nâng cấp nền kinh tế và dựa nhiều hơn vào tinh chỉnh tài chính sẽ tạo ra tăng trưởng hữu cơ và cân bằng hơn. Việt Nam cũng thường xuyên bị chuyển từ trạng thái từ rất lạc quan sang rất bi quan và ngược lại. Chính sách thuế của ông Trump là ví dụ điển hình cho điều đó. Rủi ro từ chiến tranh thương mại khiến những thế mạnh của Việt Nam bị đe dọa.
Theo: Nikkei, Trí Thức Trẻ