2 đối tác kinh tế lớn của Việt Nam lao vào cuộc chiến thương mại, trong vòng xoáy này Việt Nam sẽ phải chịu tác động từ hai chiều, mà trong đó rủi ro được cho là nhiều hơn cơ hội.
Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc chiến thương mại của 2 cường quốc kinh tế sẽ dẫn đến tác động kép, đi cùng với nó là cuộc chiến tranh tiền tệ — chiến tranh tỷ giá, chứ không đơn thuần chỉ là hàng hóa. Với Việt Nam, cơ hội có thể mở ra nhưng tai họa cũng có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Cơ hội hay rủi ro lớn hơn?
Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới, với hơn 38 tỷ USD năm 2017. Mỹ luôn là thị trường hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp Việt, và cơ cấu sản phẩm vẫn tập trung ở các mặt hàng nông nghiệp giống như Trung Quốc. Với cuộc chiến này, nhiều khả năng nhu cầu các mặt hàng nông nghiệp ở Mỹ sẽ tăng cao, và là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt nhanh chân chiếm lĩnh thị phần.
Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế lưu ý doanh nghiệp phải "nhớ" các quy định và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại thị trường Mỹ là khá cao, và là thách thức không nhỏ để có thể thâm nhập sâu vào thị trường này.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng tác động tích cực Việt Nam nhận được chỉ ở tiềm năng chứ chưa thể nói sẽ được hiện thực hóa. Giả sử Mỹ thực hiện biện pháp áp thuế các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có tiềm năng người tiêu dùng nước này sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp ở quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
"Vấn đề quan trọng là các nhà xuất khẩu Việt Nam có đủ khả năng cạnh tranh với các nhà xuất khẩu đến từ các nước khác, khi cùng đứng trước một cơ hội như nhau hay không. Nhìn từ bên ngoài, cơ hội này chia đều cho tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhưng ở nội tại, năng lực canh tranh của Việt Nam vẫn chưa thực sự nổi trội", ông Tuấn nói.
Đó là hướng nhìn về thị trường Mỹ. Trong khi quan hệ kinh tế với Trung Quốc, theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, với kim ngạch thương mại song phương đạt gần 93,7 tỷ USD. Việc áp các hàng rào thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục duy trì trong thời gian tới, thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro đến từ Trung Quốc hơn so với Mỹ.
Ai sẽ là ngư ông đắc lợi?
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định một trong những "điểm sáng" hiếm hoi cho Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ — Trung là việc chuyển dòng thương mại sang các nước đối tác khác, như Việt Nam. Nhà nhập khẩu ở Mỹ, Trung Quốc sẽ tìm kiếm nguồn cung hàng hóa từ những nước không bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế nhập khẩu vào Mỹ và Trung Quốc.
Nếu Việt Nam đáp ứng và đẩy mạnh được những mặt hàng là đối tượng chịu mức thuế trừng phạt ở Mỹ và Trung Quốc, thì đây là một lợi ích không nhỏ.
Đó là hướng nhìn về thị trường Mỹ. Trong khi quan hệ kinh tế với Trung Quốc, theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, với kim ngạch thương mại song phương đạt gần 93,7 tỷ USD. Việc áp các hàng rào thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục duy trì trong thời gian tới, thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro đến từ Trung Quốc hơn so với Mỹ.
Ai sẽ là ngư ông đắc lợi?
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định một trong những "điểm sáng" hiếm hoi cho Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ — Trung là việc chuyển dòng thương mại sang các nước đối tác khác, như Việt Nam. Nhà nhập khẩu ở Mỹ, Trung Quốc sẽ tìm kiếm nguồn cung hàng hóa từ những nước không bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế nhập khẩu vào Mỹ và Trung Quốc.
Nếu Việt Nam đáp ứng và đẩy mạnh được những mặt hàng là đối tượng chịu mức thuế trừng phạt ở Mỹ và Trung Quốc, thì đây là một lợi ích không nhỏ.
"Tuy nhiên, căn cứ vào các chủng loại hàng hóa có khả năng bị đánh thuế cao như máy móc, hóa phẩm, linh kiện máy bay, lốp cao su và thiết bị y tế thì những nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Singapore mới là những 'ngư ông đắc lợi'", ông Hiếu nhận định.
Nhiều chuyên gia cho rằng vị trí của Việt Nam ở cuối của chuỗi sản xuất, phụ trách khâu gia công và hoàn thiện sản phẩm. Việc có tính chất tất yếu, Việt Nam phải nhập khẩu từ công xưởng sản xuất Trung Quốc, gia công các công đoạn thâm dụng lao động cuối cùng trước khi xuất sang thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, là Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc đối đầu thương mại sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các nền kinh tế gia công, có vị trí trung gian như Việt Nam. Ảnh hưởng có thể là chưa phải ngay tức thì, nhưng cũng không tránh nguy cơ.
Cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động với mục tiêu đánh vào ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Hiện tại, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc lại chủ yếu đến từ các sản phẩm công nghiệp. Như vậy, Việt Nam khó tránh việc chuyển hướng các sản phẩm công nghiệp từ Trung Quốc đổ sang.
Hàng Việt bị bủa vay tứ phía
Do vị trí địa lý nên lượng hàng dư thừa Trung Quốc sẽ dễ dàng chuyển hướng sang các khu vực lân cận khác, trong đó có Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh về giá khiến sản phẩm từ Trung Quốc nhiều năm qua đã gây nhiều khó khăn chodoanh nghiệp Việt. Lượng hàng Trung Quốc bị áp thuế từ Mỹ nếu chuyển hướng sang Việt Nam sẽ tiếp tục gây sức ép cực lớn đến thị trường hàng hoá trong nước.
Điều lo lắng nhất vẫn là Việt Nam có thể trở thành thị trường "trú ẩn" cho nguồn hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ trong cuộc chiến thương mại đang thành hình giữa hai cường quốc này.
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt, dự báo khi thị trường Mỹ gặp khó khăn, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất hàng hóa sang Việt Nam với số lượng lớn. Đáng lo là các sản phẩm thép Trun Quốc giá rẻ hơn thép Việt Nam, sẽ tràn ngập thị trường do họ có nguồn nguyên liệu, trong khi ngành thép Việt còn phải nhập nguyên liệu của nước này.
"Thép Trung Quốc sẽ lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất của Việt Nam để tràn vào. Trong trường hợp không xuất khẩu được, lượng thép này sẽ đưa ra tiêu thụ tại Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đến ngành thép trong nước", ông Thái lo lắng.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cũng có nỗi lo tương tự với ngành gỗ. Ông Quyền nói nếu Mỹ đưa mặt hàng gỗ của Trung Quốc vào danh sách thì sẽ có nguy cơ Trung Quốc chuyển hàng hóa sang Việt Nam. Bởi hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam, trong khi Việt Nam đang xuất khẩu đồ gỗ rất mạnh sang Mỹ.
"Hiện hiệp hội và các doanh nghiệp đang theo dõi rất chặt chẽ tình hình này. Khi có hiện tượng xảy ra sẽ có những cảnh báo ngay", ông Nguyễn Tôn Quyền nhấn mạnh.
Ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, cũng quan ngại xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam sang Mỹ sẽ gia tăng đột biến với sự tham gia đông đảo của các nhà sản xuất đồ gỗ Trung Quốc.
"Nếu trước đây, doanh thu xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ chỉ 3-5% mà tới đây tăng lên từ 15-20%, thì chắc chắn sẽ khiến Chính phủ Hoa Kỳ xem xét tới mặt hàng này, và nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá với đồ gỗ là khó tránh khỏi. Đó thực sự là khó khăn lớn đối với các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam", ông Thanh bày tỏ.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì?
Trong bối cảnh tranh chấp thương mại, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ "để mắt kỹ hơn" đến luồng hàng hóa Trung Quốc thông qua một nước thứ ba như Việt Nam để vào Mỹ, nên đây không phải là một lối thoát dễ dàng cho hàng hóa Trung Quốc. Và nếu không cẩn trọng có thể hàng Việt Nam bị "vạ lây" trong chiến lược xuất khẩu của mình.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói rằng khi bị thị trường tiêu thụ lớn nhất đánh thuế cao, quần áo, giày dép Trung Quốc sẽ tìm cách đối phó, bằng cách tạm nhập sang một nước khác rồi xuất sang Mỹ. Việt Nam là lựa chọn hàng đầu cho phương án này, bởi là láng giềng và có nhiều con đường nhập hàng tiểu ngạch…
"Nếu các doanh nghiệp trong nước tiếp tay cho hàng dệt may Trung Quốc nhập vào rồi gắn nhãn mác Việt Nam để xuất sang Mỹ, thì nguy cơ càng rất lớn. Khi đó, Mỹ hoàn toàn có thể ra lệnh trừng phạt đối với ngành dệt may của Việt Nam", ông Hiếu cảnh báo.
Cái nhìn lạc quan của các chuyên gia kinh tế là Việt Nam không có nhiều giải pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ — Trung. Phương án phòng vệ tốt nhât là phải tự đặt mình trong tư thế cực kỳ linh động, và cố gắng tạo lập ra nhóm các đối tác chủ yếu để tăng cường giao thương với nhau, tạo thêm năng lực thị trường.
Nhóm này cũng đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây chảy máu vốn và bất ổn tài chính, thay thế một phần cho thị trường Mỹ và Trung Quốc. Trong bối cảnh này, Việt Nam cần hướng nguồn lực vào phát triển thị trường nội địa và khu vực, để duy trì động lực tăng trưởng, hơn là kỳ vọng vào dư địa chính sách để ứng phó với tác động tiêu cực.
Nguồn: zing