Như đã biết, Washington đang yêu cầu Bình Nhưỡng ngay lập tức (trong vòng vài ngày) phải hủy bỏ tất cả bom hạt nhân, cũng như cơ sở chế tạo những quả bom đó. Trong chuyến thăm Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Mỹ Pompeo yêu cầu Bình Nhưỡng lập danh sách tất cả các cơ sở lưu trữ, sản xuất và phát triển vũ khí hạt nhân. Đại diện Bắc Triều Tiên từ chối làm điều đó, và Kim Jong-un đã không tiếp Pompeo.
Đối với các nước sở hữu vũ khí hạt nhân khác, đó cũng là phương tiện an ninh quốc gia. Ví dụ, Ấn Độ đã bắt đầu chế tạo vũ khí hạt nhân của mình sau cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc trong những năm 1960 và lưu ý rằng ngày hôm nay, ngoài Trung Quốc, nước này có vấn đề chưa được giải quyết với cường quốc hạt nhân khác là Pakistan.
Trong số những nước sở hữu vũ khí hạt nhân, CHDCND Triều Tiên chỉ xếp vị vị trí sau cùng. Kim Jong-un chỉ sở hữu không quá 60 đầu đạn hạt nhân, trong khi đó Mỹ có 6800, Pháp có 300, và Trung Quốc có 270. Tại sao họ cần nhiều như vậy?
Thật ra, số lượng vũ khí hạt nhân tích lũy lớn mức độ như thế là rất nguy hiểm. Số lượng như vậy có thể dẫn đến cái chết của toàn nhân loại. Nhưng những người phản đối quan điểm hòa bình sẽ tranh luận: trong thời đại chúng ta, muốn đảm bảo an ninh quốc gia thì phải làm cách nào? Gaddafi và Saddam Hussein từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, chẳng phải họ đã mất đất nước và mất mạng hay sao?
Gần đây, các nhà khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tính toán rằng, để không kích hoạt một thảm họa toàn cầu, khi cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ khiến phần lớn nhân loại bị tiêu diệt, dẫn đến giai đoạn mùa đông hạt nhân và bắt đầu biến đổi khí hậu, mỗi quốc gia sở hữu cần giới hạn trong khoảng 100 đơn vị đầu đạn hạt nhân.
Do đó, người đứng đầu nhóm các nhà khoa học này, giáo sư Joshua Pearce đưa ra đề xuất như sau: "Hoa Kỳ cần làm gương cho CHDCND Triều Tiên và cắt giảm kho vũ khí của mình." Tại sao Bình Nhưỡng không đề xuất Washington một thỏa thuận như thế này: CHDCND Triều Tiên và Mỹ cùng đồng thời phi hạt nhân hóa? Hoa Kỳ hãy hủy bỏ tiềm năng hạt nhân của mình, ít nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
Phải chăng các cường quốc hạt nhân khác cũng nên nêu gương cho Bình Nhưỡng trong việc phi hạt nhân hóa mà không ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia?