"Vì dân, vì nước, Bộ trưởng hãy thẳng thắn!"

© Ảnh : Hội DN.HVNCLCBộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) có thông cáo chính thức đổi tên tất cả các “Trạm thu giá” thành “Trạm thu phí” xong trước ngày 20/7/2018.

Sau nhiều ý kiến của dư luận, đến nay, tên gọi "Trạm thu giá" đã bị xoá bỏ và thay bằng cái tên cũ là "Trạm thu phí".

BOT Tiền Giang, trạm Cai Lậy - Sputnik Việt Nam
Ngô nghê tối nghĩa khi “Trạm thu phí” thành “Trạm thu giá”: Sáng tạo hay kém tiếng Việt?

Đại tá Nguyễn Huy Viện có đôi điều bàn luận về vấn đề này.

Trong Chương trình Chào buổi sáng (mục Khởi hành) của VTV1 sáng 11/7/2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) có thông cáo chính thức đổi tên tất cả các "Trạm thu giá" thành "Trạm thu phí", công việc này xong trước ngày 20/7/2018. 

Cũng theo thông cáo trên, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến đề xuất của các Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ đổi tên "Trạm thu giá" thành "Trạm thu phí" là để dễ hiểu, đơn giản, được người dân và doanh nghiệp đồng tình.

Bàn dân thiên hạ cứ nghĩ rằng bỏ qua phê phán của dư luận, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vẫn quyết tâm bảo vệ bằng được "sáng chế" thêm từ "thu giá" để bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt. 

Trạm thu phí BOT Cai Lậy - Tiền Giang thu phí từ 1-8 nhưng bị tài xế phản ứng - Sputnik Việt Nam
Sự thật hợp đồng trạm thu phí Cai Lậy
Bởi bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XIV vừa qua, ông Nguyễn Văn Thể vẫn tự tin khẳng định trước báo giới: "Giờ mình xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước".

Và "Bây giờ phí liên quan tới Hội đồng nhân dân, Quốc hội quyết định, còn giá là do doanh nghiệp cung cấp, vì BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên cần điều chỉnh lại cho chính xác.

Từ khi chuyển qua giá thì sẽ giảm giá, giảm để cân đối được phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm." 

Khi bị các phóng viên hỏi xoáy, trong tình thế gay cấn, ông Nguyễn Văn Thể lại đá sang cho Chính phủ bằng cách khẳng định, việc thu giá: "Không phải do Bộ quy định mà do Nghị định của Chính phủ quy định…" 

Nhưng rất nhiều người dân đều biết, rằng nghị định thuộc lĩnh vực công tác của bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó chịu trách nhiệm tham mưu đề xuất và chắp bút dự thảo nghị định cho Chính phủ.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Nghĩ về lời xin lỗi của Thủ tướng, Tổng Bí thư và Bộ trưởng Thể
Bởi vậy, Nghị định mà ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải dùng làm tấm khiên đối phó với búa rìu dư luận và báo chí là của Bộ Giao thông Vận tải nghĩ ra và tham mưu cho Chính phủ.

Khi bàn về vấn đề này, chắc có người cho rằng tác giả bài viết lắm lời, bởi ông Bộ trưởng Thể biết sai rồi vẫn cứ tiếp tục bàn luận.

Nhưng mong mọi người nghĩ thuận cũng cần phải nghĩ nghịch bởi mấy lẽ:

Thứ nhất: Nếu như khi đặt tên "Trạm thu giá", bị dư luận nhân dân và giới truyền thông phê phán, mà ông Thể và các thuộc cấp biết cầu thị lắng nghe, tôn trọng trọng dư luận, xem xét cẩn trọng, thấy sai phải sửa thì chắc chắn không ai bàn ra tán vào mà họ sẽ dành thời gian cho những việc có ích khác. 

Đằng nay trong khi người dân đang bức xúc, bất bình về những bất hợp lý và những bất thường của các dự án BOT giao thông, dẫn đến xung đột lợi ích của người dân với các nhà đầu tư rất căng thẳng.

Đến mức dịp giáp Tết Mậu Tuất vừa qua, Thủ tướng đã phải họp khẩn và phải đưa nhiều bộ ngành vào cuộc để đối phó với tình hình phức tạp ở các trạm thu phí BOT. 

Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bất ngờ "xin lỗi và nhận trách nhiệm"
Trước thực tế như vậy nhưng ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vẫn không thẳng thắn nhìn nhận lại những sai phạm trong các dự án BOT mà lại giải thích loanh quanh, làm cho vấn đề BOT nóng cả nghị trường Quốc hội.

Thứ hai: Vấn đề dư luận quân tâm không chỉ là "Trạm thu giá" hay "Trạm thu phí" mà quan trọng hơn là những sai phạm trong các dự án BOT chưa được giải quyết, không những vậy có nguy cơ chìm xuồng. 

Đồng nghĩa, những người sai phạm trong vấn đề này không bị xử lý theo pháp luật mà vẫn đường bệ trên những chiếc ghế quyền lực. 

Điều đó đồng nghĩa xung đột lợi ích của người dân với các nhà đầu tư BOT vẫn cứ âm ỉ và bùng phát bất cứ lúc nào.

Thứ ba: Theo thông cáo của Tổng cục Đường bộ, việc đổi "Trạm thu giá" về "Trạm thu phí" là do chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; và trước đó trong Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã kết luận, không bàn nữa mà phải đổi tên "Trạm thu giá" trở lại "Trạm thu phí". 

Tài xế trả tiền lẻ phản đối trạm thu phí BOT bất hợp lý. - Sputnik Việt Nam
BOT và tham nhũng
Thử hỏi, nếu không có kết luận của Chủ tịch Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng thì Bộ Giao thông Vận tải có tự giác thực hiện việc đổi tên như vừa thông báo không?

Không những vậy Bộ Giao thông Vận tải chưa hề thừa nhận sai trong vấn đề này!

Thứ tư: Qua sự việc này, không chỉ Bộ Giao thông Vận tải mà các cấp, các ngành cần lấy đó làm bài học.

Khi có sai sót, được người dân và báo chí góp ý thì cần phải lắng nghe và tiếp thu, sửa chữa không nên che chắn, biện minh hoặc dùng cái sai này để nguỵ biện che đậy cái sai khác, vì làm như vậy không chỉ làm ảnh hưởng tới thanh danh của bản thân mà còn để lại hậu quả tai hại cho dân, cho nước.

Theo: GDVN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала