Vùng rủi ro sẽ bao gồm những nước thường được liệt vào thế giới thứ ba, nghĩa là các nước không tham gia G20. Trong số đó có một loạt các nước Nam Mỹ, châu Phi và châu Á, chuyên gia nhận định.
"Ví dụ điển hình là Bắc Triều Tiên. Nước này luôn chịu áp lực lớn, cho tới khi Bình Nhưỡng đột nhiên quyết định sở hữu không chỉ đơn thuần là vũ khí hạt nhân, mà cả tên lửa có khả năng bay tới tận Hoa Kỳ. Và ngay lập tức có những thay đổi trong giọng điệu", vị chuyên gia nhắc nhớ.
Đồng thời, ông nhấn mạnh, chiến thuật này không thể là "thuốc chữa bách bệnh", vì không phải nước nào cũng có thể cho phép mình sở hữu vũ khí hạt nhân.
Xử lý tại "sân sau"
Chuyên gia phân tích còn đưa hầu hết các nước Mỹ La tinh vào vùng rủi ro của chính sách thuộc địa mới do Hoa Kỳ chủ trương. Ông cũng khẳng định, Washington luôn coi khu vực này là "sân sau mà không ai được quyền vào".
"Mỹ luôn tự quyền quyết định số phận của các quốc gia này. Nhưng nỗ lực của một số quốc gia trong vùng chống lại chính sách của Mỹ, chẳng hạn Cuba, mang lại kết quả nhất định. Đó là cuộc đối đầu kéo dài, nhưng cuối cùng Mỹ đã không thể đánh gục quốc gia đảo này, vì Cuba kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình", ông Leonkov lưu ý.
Ông Leonkov cũng đề cập tới Brazil, nơi Tổng thống Dilma Russef, người tích cực phát triển mối quan hệ với các nước thuộc khối BRICS, đã bị miễn nhiệm, đồng thời lưu ý rằng nguyên nhân của vụ việc này là "bịa đặt".
"Hoa Kỳ theo dõi sát sao mọi thay đổi diễn ra tại khu vực Nam Mỹ. Washington tìm mọi cách ngăn cản không cho phong trào Bolivar phát khởi ở những nước này, nói cách khác, không cho phép các nước trong khu vực thống nhất lại và cùng đấu tranh tập thể chống lại áp lực từ phía Mỹ", người đối thoại của hãng tin cho biết thêm.
Chiến hữu
Xung đột Syria đã trở thành ví dụ cho cả thế giới thấy Nga đã chống trả nỗ lực thuộc địa mới của Mỹ như thế nào, người đối thoại với hãng tin bình luận.
"Tháng 10-2015, Syria rơi vào tình trạng khi mà chính phủ nước này và bản thân nhà nước có nguy cơ bị biến mất khỏi bản đồ thế giới. Khi Nga tiến hành can thiệp, một số hãng truyền thông phương Tây đã dự báo rằng Syria đối với Nga sẽ là một "Afganistan thứ hai" và Matxcơva chắc chắn sẽ thất bại, nhưng tất cả mọi dự đoán của phương Tây đều sai bét", vị chuyên gia nhắc nhớ.
Để hiểu Mỹ sẽ phản ứng thế nào trước sự chống đối của Nga, cần xem xét bối cảnh khi Mỹ hành động chống lại Cuba, Venezuela và các nước khác, ông nói thêm.
Trong trường hợp này áp lực sẽ được thực hiện tại các cấp độ khác nhau, về chính trị, kinh tế và kỹ thuật quân sự, cũng như thông qua việc hỗ trợ các nhóm khủng bố núp dưới cái tên "nhóm giải phóng", ông Leonkov cho biết.
"Thực tiễn cho thấy, chơi với Nga thì được, còn chơi với Mỹ thì không. Mặc dù Mỹ không thể trực tiếp cấm ai đó hợp tác với Nga, song Washington có thể nỗ lực tác động tới các nước này thông qua các tổ chức khác nhau", ông giải thích.
Nga đã thay Ecuador đưa ra nghị quyết này, và cuối cùng thì văn bản cũng được thông qua với những sửa đổi nho nhỏ.
Chuyên gia cho rằng, nếu các nước như Ecuador có lựa chọn khác thì Mỹ sẽ mất đi cơ hội gây áp lực đối với các quốc gia này.